Top
Bài đăng nổi bật
NGÀY ĐÓ CHÚNG MÌNH
Toại Khanh Tôi đi xa mới về. Thùng thư trước nhà đầy ắp, cả cái hộp thư riêng ở bưu điện cũng không còn chỗ nhét. Ngoài phần lớn những thứ đ...
Tìm kiếm Blog này
Lưu trữ Blog
- tháng 9 2020 (2)
- tháng 7 2020 (3)
- tháng 5 2020 (2)
- tháng 4 2020 (8)
- tháng 3 2020 (9)
- tháng 2 2020 (67)
- tháng 1 2020 (255)
- tháng 12 2019 (102)
- tháng 11 2019 (5)
- tháng 10 2019 (22)
- tháng 9 2019 (37)
- tháng 8 2019 (42)
- tháng 7 2019 (10)
- tháng 1 2019 (14)
- tháng 7 2018 (3)
- tháng 2 2018 (2)
Từ khoá
random posts
Labels
Popular Posts
-
Một buổi làm lễ thọ giới Tỷ Kheo tại chùa Wat Nong Pah Pong (Thái Lan) tháng 7/2017.
-
Chùa Bửu Long quận 9 HCM I- ÐỊA CHỈ CHÙA NAM TÔNG TẠI SÀI GÒN QUẬN 2 CHÙA NGUYÊN THỦY 33-A đường 10,khu Phố 1, phường Cát Lái, Q.2, Tp.HCM Ð...
-
[ Kinh Trung Bộ / 147. Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la (Cùlaràhulovàda sutta) ] Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetav...
-
[Trích Kinh Trung Bộ / 41. Kinh Sàleyyaka (Sàleyyaka sutta) ] : Sau khi ngồi xuống một bên, các gia chủ Bà-la-môn ở Sa-la bạch Thế Tôn: -- ...
-
Mục lục Phần I Phần II 61. Thời Pháp tại Chiengmai 62. Chiến đấu một mất một còn để thành tựu mục tiêu cuối cùng 63. Đại niệm và Đại tu...
-
KINH TRƯỜNG BỘ Dìgha Nikàya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt 3. Kinh A-ma-trú (Ambattha sutta) -ooOoo- Như vầy tôi nghe. Tụng phẩm t...
-
[ Tương Ưng Bộ / Tập V - Thiên Ðại Phẩm / [46] Chương II. Tương Ưng Giác Chi / IV. Phẩm Triền Cái] : 33.III. Cấu Uế (1) (S.v,92) 1) ... 2)...
-
[Trích Kinh Tăng Chi Bộ / Chương Ba Pháp / 12. Phẩm Ðọa Xứ ] 114 Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ...
-
Tôn giả Sariputta (Xá lợi phất) và Tôn giả Mahacunda (Ðại Chu-na) tới thăm Tôn Giả Channa (Xiển-đà) bị ốm nặng. Vì những đau đớn về thể xác ...
-
Trong khi nghiên cứu Tương Ưng Bộ / Tập I - Thiên Có Kệ, tôi thấy có sự không rõ ràng trong kinh khi nói về Giai Cấp Sát Ðế Lỵ So sánh giữa ...
Kinh Phật
Phật sự
Thần Thông
Thiên Giới
Chùa Nam Tông
Đọa Xứ
Video
Toại Khanh
Tôi đi xa mới về. Thùng thư trước nhà đầy ắp, cả cái hộp thư riêng ở bưu điện cũng không còn chỗ nhét. Ngoài phần lớn những thứ đáng vất, từ cả hai thùng thư, tôi có trên mười cái thư và vài gói bưu phẩm không thể không mở ra. Thiệp xuân, rồi thì vài cái hóa đơn, dăm ba món quà Tết của mấy người thân sơ đâu đó, có gói thức ăn đã bắt đầu hư. Nhưng gì cũng là ân tình, tôi xếp hết lên bàn rồi đi ngủ.
Ba giờ sáng, tôi thức giấc vì một cơn khát cháy cổ. Đã nói giờ tôi cứ như người già, bất luận mấy giờ đêm, dậy rồi thì khó mà ngủ lại. Như một thói quen lâu ngày, tôi thả mình xuống chiếc ghế ở bàn viết, ngó quanh và rồi giật mình nghĩ đến một chuyện thiệt lãng mà cũng dễ sợ. Nếu trong chuyến đi vừa rồi tôi có mệnh hệ gì thì ai sẽ là người mở giùm hai thùng thư, rồi họ sẽ làm gì với mấy thứ trong đó. Cả mấy cái email trong máy, rồi một trang blog như gian phòng riêng trên internet, nơi tôi vẫn xem là chốn dung thân sau cùng để gặp gỡ ai đó. Tất cả sẽ mãi mãi là một bí mật, khi đến chính tôi còn lắm khi quên mất password. Mỗi ngày trên hành tinh này đã và đang có bao nhiêu những hộp thư trên internet vĩnh viễn không còn người đọc, người duy nhất có thể mở ra cõi riêng ấy đã không còn dịp trở về. Ai trong thời buổi này lại không có những chuyện riêng tư trên internet, ai lại chẳng nóng lòng muốn đọc một vài cái email, hay nôn nao chờ về đến nhà rồi nhảy bổ đến bàn viết để vào thăm trang blog của mình. Nhưng có ai ngờ trước rằng mình sẽ chẳng bao giờ còn có cơ hội đó nữa. Từng người luôn có sẵn những hành trình đang đợi chờ phía trước, những cuộc đi có thể là không hẹn được ngày trở lại. Nếu có chuyện tái sinh, trong vòng quay bất tận của những chu kỳ thành hoại của trời đất, ngày họ quay lại được có thể đang là lúc con người trên mặt đất này đang ở vào một thời điểm văn minh hơn bây giờ gấp triệu lần, hay lại đang trong thời kỳ nhân loại chỉ còn biết có lửa rừng và hang đá. Mọi ấn tích hôm nay, khi ấy chỉ còn là cát bụi hay những mẩu hóa thạch ngậm ngùi câm lặng. Bao nhiêu những hò hẹn, hờn dỗi, yêu đương, thù hận, toan tính thiện ác,…trong cái gọi là internet gì đó của ngày nào đều trở về với cõi không. Trong đó có cái đã được biết đến, và cả những thứ chưa một lần được ghé mắt.
Trong một bối cảnh ngược lại, nhân loại ngày sau có thể tìm lại được tất cả những gì đã từng được lưu trữ trong nền văn minh điện toán hôm nay, và có thể đọc hiểu trọn vẹn những tâm tình của người xưa. Và thử hỏi những người xưa ấy lúc này đã ra sao. Lại vẫn là những huyền thoại như dấu vết của vua Tutankhamon trên Kim Tự Tháp bây giờ. Suy cho cùng, mọi toan tính lo liệu của nhân sinh chỉ là một cuộc chơi phù du của vạn hữu.
Tôi từng đọc thấy ở đâu đó một kiểu phân loại thời gian khá lạ lùng, nhưng xác đáng và cứ bắt tôi phải suy nghĩ. Đó là thứ thời gian sinh học, Biological Time, được tính trên từng diễn biến sinh hóa của mọi loài sinh vật trên trái đất. Từ những khoảnh khắc biến diệt của mỗi tế bào trong từng giây đồng hồ, cho đến cái gọi là kiếp người trăm năm. Loại thời gian thứ hai là Geographical Time, tạm hiểu là thứ thời gian địa quyển, tính trên những biến động lâu dài của lớp vỏ trái đất, gồm những cuộc chìm nổi của các lục địa, sự hình thành của bao thứ trầm tích, hóa thạch,... Và trong loại thời gian này, vài ba thế kỷ chỉ là một nháy mắt. Nói ra có vẻ cải lương, bên cạnh kinh Phật, tôi vẫn nhớ hoài mấy câu thơ muốn quên cũng khó. Ông Trần Tế Xương thì phải, từng có 4 câu này, ai nghe qua một lần cũng thuộc:
“Sông kia rày đã lên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Đêm nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò!”
Rồi thì ông Vũ Hoàng Chương, nghe thơ mộng hơn một chút nhưng cũng buồn nẫu ruột:
“Ta còn để lại gì không
Kìa non đá lở, nọ sông cát bồi”.
Và thi sĩ Phạm Thiên Thư nói về chuyện đó theo cách riêng của mình:
“Cuộc đời chớp lóe mưa bay
Càng đi, càng thấy dặm dài nỗi không…”
Nhưng rồi, mọi sự không phải chỉ là những ngậm ngùi hiu hắt đó. Ở đây tôi phải nhớ ơn một nhà thơ Cơ-đốc là Nguyên Sa, khi ông nhắc tôi rằng thực ra tôi vẫn còn đó một phương trời Nhị Đế. Tôi đọc ông, rồi thở phào. Phải vậy chứ, nếu không ai chịu sao nổi. Ông nói: “Cuộc đời dẫu có phù vân, ở trong mây nổi có phần thiên thu!”. Câu đó hiểu sao cũng xong. Tôi e thuở sinh tiền nhà thơ họ Nguyễn chẳng có nhiều dịp biết đến giáo lý A-tỳ-đàm, từ đó có lẽ cũng không ngờ mình đã gửi tặng Phật giáo một câu thơ hay. Từ chiều sâu hun hút và một độ cao ngút ngàn, trong giáo nghĩa Chân Đế không hề tồn tại một khái niệm thời gian nào hết. Ngày đêm, bốn mùa, trước sau, nhanh chậm,...đều chỉ là những quan niệm giả lập y cứ trên sự tồn tại và biến mất của cái gì đó. Lúc này người ta đang quẩn quanh trong cảnh giới của Thi Thiết, Chế Định (paññatti), Biến Kế (parikappa). Rõ ràng trong kinh xưa, đức Phật không nói nhiều về thời gian, chỉ trừ trường hợp chẳng đặng đừng. Điều Ngài đặc biệt nhấn mạnh luôn là những gì người ta sống và làm trong cái gọi là thời gian ấy. Khái niệm năm ba ngàn năm gì đó thực ra chẳng là gì, chỉ có Vạn Lý Trường Thành, Kim Tự Tháp, Kinh Thánh, Kinh Phật mới là đáng nói, vấn đề là từng người trước khi về đất đã để lại gì sau lưng mình. Thuở bình sinh, ai cũng ăn nhờ ở đậu trên những gia tài di sản của tiền nhân, trước ngày nằm xuống cũng xin làm ơn để lại chút gì cho lớp hậu tấn như một kiểu sống sòng phẳng. Và nếu chuyện tái sinh là có thật, biết đâu trong đám hậu sinh kia lại có cả chính mình. Thế là, nói như ông Nguyên Sa, cuộc đời dẫu có phù vân, ở trong mây nổi có phần thiên thu..!
Một cái email, dăm ba hàng chữ trong một trang blog, một bài thơ ngắn trong website, một công trình lớn ngoài đời,…đều là những gì ta để lại cho nhân gian. Không có gì là nhỏ hay lớn, chỉ có cái tác dụng của nó là lợi hay hại, ít hay nhiều mà thôi. Một cái email có thể nguy hiểm như một viên đạn pháo, mà cũng có thể là một liều thuốc cứu mạng một người hấp hối. Cái email đó có thể không kịp có người đọc, trang blog đó có thể sẽ vĩnh viễn đóng cửa, nhưng cái tâm tình hay cái tấm lòng của người viết nên chúng không phải là vô nghĩa, bất luận là tốt hay xấu. Cái hạnh phúc lớn nhất của một kiếp người, theo tôi, là giả dụ có một ngày nằm xuống trên đường, chưa kịp về đến nơi chốn đã định, người ta vẫn có thể yên tâm với những gì mình đã hoàn tất hay còn đang dở dang. Chỉ vì họ đã làm những việc lớn nhỏ đó bằng tất cả tâm tình đẹp nhất. Chẳng hiểu mắc chứng gì, hay do mới chia tay một người tín hữu Cơ-đốc trên đường, mấy ngày nay nói gì thì tôi cũng cứ nhớ Chúa. Bà sơ Theresa, một người từng lãnh giải Nobel hòa bình, có một câu nói hay không tả được: “Chúng ta có thể không làm được chuyện gì lớn lao, nhưng hoàn toàn có thể làm việc gì đó với một trái tim vĩ đại. Đó chính là cái chìa khóa, là lời giải thích vì sao có người vẫn bất tử giữa dòng đời sinh hóa phù du”.
Ta rồi sẽ gặp lại ta, gặp lại chính mình trong một hậu thân khác. Ta rồi cũng gặp lại em, người mà ta đã một lần buồn vui với những ân oán tình thù. Tử sinh không nên có những hò hẹn, ai thoát ra được thì nên mừng giùm cho nhau. Có điều là, nếu một ngày em ghé lại lều cỏ của tôi, khi tôi đã là viễn khách ở một phương trời khác, một bầu nước sạch với mấy vốc gạo trắng cùng một góc nến đủ đốt qua đêm, có phải là một món quà lớn ra để lại cho nhau không hả? Ừ thì, cuộc đời dẫu có phù vân…
Trích từ Tác Phẩm Chuyện Phiếm Thầy Tu của Sư Toại Khanh
Nguồn: fb Simsapa
Giác Nguyên - Sách
hot - Sách
Tùy vào khuynh hướng tâm lý mà đường lối nhận thức cũng như kiểu tu hành của mỗi người không giống nhau. Chúng sanh trong đời có hai hạng, một hạng biết sợ sinh tử chán hiện hữu và một hạng thì muốn đời đời sống hoài.
Từ khuynh hướng tâm lý này mới dẫn đến việc họ đi tìm đến tôn giáo nào có thiên đường. Chết là được lên thiên đường diện kiến nhan thánh Chúa. Còn thiên đường của bên Hồi giáo thì nghe khoái lắm, nếu sống đạo hết lòng, khi chết về trời thì mỗi người đàn ông sẽ được tưởng thưởng 47 cô tiên đẹp như mơ xinh như mộng. Trên đó có những dòng sông đầy ắp rượu ngon tùy khẩu vị của mỗi người. Dưới trần thích uống rượu gì thì khi lên trên cứ đưa cái ấm xuống dưới sông múc là có ngay rượu đó mà uống. Say sưa rồi lết ngược lên thảm cỏ, ngắm trời xanh mây trắng nắng vàng với 47 người đẹp bên cạnh tha hồ hưởng thụ.
Theo tinh thần PG, mọi hình thức hiện hữu dầu đắng hay ngọt đều là vô nghĩa. Nếu có huệ căn một tí mình sẽ thấy ngay tại sao vô nghĩa. Bởi vì, nếu như sống hoài không chết, cứ sống hoài bên cạnh người mình thương, có được cái mình thích, ở được chỗ mình muốn, rồi cứ mãi như vậy hoài không có lúc kết thúc thì sẽ được gì. Bậc thượng trí không muốn như vậy, vì đó là sự lặp lại tẻ nhạt. Còn hạng chúng sanh bình thường hạ căn kém trí thì lại khoái như vậy.
Từ đâu ra những nhận thức khác biệt như vậy? Bởi vì, người có niệm có tuệ thường sống tỉnh thức, bình tĩnh tỉnh táo quan sát nhìn ngắm từng cảm xúc buồn vui của mình, thì họ mới có dịp chán. Còn người sống như trẻ con hồn nhiên thơ ngây giao phó niềm tin cho cuộc đời thì mới tin yêu được nó.
Tôi nghĩ trong room này dù không mong là tất cả nhưng chắc cũng có người đồng ý với tôi.
Có người ngồi giữa căn nhà bạc triệu, nhìn ra ngoài garage có mấy chiếc xe đắt tiền; nhìn cảnh bà vợ nấu ăn, dọn ra cho sấp nhỏ, chúng ăn no xong để đống chén cho má rửa rồi nhào qua chơi game hay học bài. Ông chồng ngồi nhìn cảnh đó nghĩ mà chán khi cứ mỗi ngày đem tiền về, và nhịp sống cứ thế lặp lại. Rảnh thì bạn bè a lô, email, facebook, chít chat. Có bữa hàng xóm bấm chuông kêu cửa, họ đem qua cho một ổ bánh hay hũ mứt. Miệng nói câu cảm ơn, trong bụng nghĩ mai này làm món gì đó thì sẽ đem qua đáp lễ.
Rồi thì những buổi tối quây quần ấy cũng kết thúc. Đàn con cũng lớn lên, trai có vợ, gái có chồng, rời nhà xây tổ ấm riêng. Còn lại hai vợ chồng già ở với nhau, chờ đến lúc vô nhà già nằm. Rồi thì đến ngày ngáp ngáp, ai đi trước thì đi. Người đi sớm thì không nói gì, người đi trễ thì một ngày nọ trở nên lẫn. Mắt kèm nhèm ngó mông ra đường, gặp ai cũng gật cũng lắc, miệng nói những lời vô nghĩa. Rồi một đêm tối mùa đông, y tá đến rờ thấy lạnh. Thế là xong. Báo tin cho những người con. Rồi đem đi thiêu, đem đi chôn. Hết thế hệ này qua thế hệ khác, những đứa con cũng lặp lại cảnh cũ. Nhiều người thấy cảnh như vậy mà ngán.
Tôi ở Thụy Sĩ thấy cảnh như vậy nhiều lắm. Những ngày mùa đông, tuyết phủ trắng trời trên những ngọn đồi, những ông cụ bà lão khập khiểng bước thấp bước cao đẩy chiếc xe shopping cart đi chợ. Họ không có con cháu hoặc con cháu ở xa. Tự mình kéo chiếc xe lên dốc ì à ì ạch, cặp mắt lờ đờ mờ đục, mở cửa bước vào nhà. Rồi khói tỏa ra từ ống khói trên nóc nhà, một con mèo nhảy vụt qua cửa sổ ‘ngao’ lên một tiếng. Tuyết vẫn rơi lất phất ngoài sân, có tiếng chó sủa xa xăm vọng lại.
Quí vị hỏi sao tôi tả kỹ vậy. Bởi nó diễn ra trước mắt tôi. Tôi thấy hết. Tôi nghĩ, trời đất ơi, mình vô room giảng thế này, bây giờ đã năm mươi, rồi mai kia sáu mươi, rồi sáu lăm, nếu không ngưng cứ giảng hoài. Rồi có một ngày quí vị thấy tôi không vô. Quí vị gọi phone cho người gần bên hỏi sao hôm nay sư không vô, liên lạc cũng không được. Người ở gần xách xe chạy tới. Quí vị vẫn còn mở room chờ. Họ báo: He died rồi. Rồi trong room có mấy người đưa mấy cái bông lên. Rồi có mấy người ‘Sādhu!’. Ai chớ VN mình là vua sādhu. Rồi họ nói, sư mất rồi, thôi bà con đóng room đi. Từ nay về sau không có vô nữa. Rồi lại sādhu sādhu, chúc cho sư thượng lộ bình an, chân cứng đá mềm, sanh về cảnh giới an lạc….
Giống như sư Thiện Minh đó, bây giờ người ta quên sạch rồi, đâu có ai nhớ nữa. Cúng thất cúng giỗ thì làm cũng xôm tụ lắm, nhưng đâu được ít lâu, lên Facbook thấy mất tiêu. Cũng một thời lừng lẫy, cũng đẹp trai, răng trắng, môi hồng, trán rộng mà bây giờ không còn ai nhớ. Chùa miểu thì thay đổi trụ trì khác. Thế là xong, chỉ còn là bóng mờ trong sa mạc thôi.
Cho nên, bậc thượng căn không cần phải chiến tranh khói lửa máu lệ tùm lum, không cần phải sanh ly tử biệt, chỉ cần nghĩ về cuộc đời như vậy là họ nổi da gà rồi.
#NhậtKýChépBằngKinh_Tập 19
Sư Giác Nguyên (giảng)
New Dharma Readers
Giác Nguyên - Tăng
VIDEO 01
01. Kinh Phạm võng (Brahmajàla Sutta)
VIDEO 02
Kinh Phạm võng (tiếp)
02. Kinh Sa-môn quả (Sàmanna-Phala Sutta)
VIDEO03
Kinh Sa-môn quả (tiếp)
VIDEO 04
03. Kinh A-ma-trú (Ambattha Sutta)
04. Kinh Chủng Ðức (Sonadanda Sutta)
VIDEO 05
05. Kinh Cứu-la-đàn-đầu (Kutadanta Sutta)
06. Kinh Ma-ha-li (Mahàli Sutta)
VIDEO 06
07. Kinh Cha-li-da (Jàliya Sutta)
08. Kinh Ca-diếp Sư tử hống (Kassapa-Sìhanàda Sutta)
09. Kinh Bố-sá-bà-lâu (Potthapàda Sutta)
VIDEO 07
10. Kinh Tu-ba (Subha Sutta)
11. Kinh Kiên cố (Kevaddha Sutta)
VIDEO 08
12. Kinh Lô-hi-gia (Lohicca Sutta)
13. Kinh Tam minh (Tevijja Sutta)
VIDEO 09
14. Kinh Ðại bổn (Mahà-Padàna Sutta)
VIDEO 10
Kinh Ðại bổn (tiếp)
VIDEO 11
Kinh Ðại bổn (tiếp)
VIDEO 12
15. Kinh Ðại duyên (Mahà-Nidàna Sutta)
VIDEO 13
Kinh Ðại duyên (tiếp)
VIDEO 14
Kinh Ðại duyên (tiếp)
VIDEO 15
16. Kinh Ðại Bát-niết-bàn (Mahà-parinibbàna Sutta)
VIDEO 16
Kinh Ðại Bát-niết-bàn (tiếp)
VIDEO 17
Kinh Ðại Bát-niết-bàn (tiếp)
VIDEO 18
Kinh Ðại Bát-niết-bàn (tiếp)
VIDEO 19A
Kinh Ðại Bát-niết-bàn (tiếp)
VIDEO 19B
Kinh Ðại Bát-niết-bàn (tiếp)
VIDEO 20
Kinh Ðại Bát-niết-bàn (tiếp)
VIDEO 21
18. Kinh Xà-ni-sa (Janavasabha Sutta)
VIDEO 22
19. Kinh Ðại Ðiền-tôn (Mahà-Govinda Sutta)
20. Kinh Ðại hội (Mahà-Samaya Sutta)
VIDEO 23
21. Kinh Ðế-thích sở vấn (Sakka-panha Sutta)
VIDEO 24
Kinh Ðế-thích sở vấn (tiếp)
VIDEO 25
22. Kinh Ðại niệm xứ (Mahà-Satipatthàna Sutta)
VIDEO 26
Kinh Ðại niệm xứ (tiếp)
VIDEO 27
Kinh Ðại niệm xứ (tiếp)
VIDEO 28
Kinh Ðại niệm xứ (tiếp)
VIDEO 29
Kinh Ðại niệm xứ (tiếp)
VIDEO 30
Kinh Ðại niệm xứ (tiếp)
VIDEO 31
Kinh Ðại niệm xứ (tiếp)
VIDEO 32
Kinh Ðại niệm xứ (tiếp)
VIDEO 33
Kinh Ðại niệm xứ (tiếp)
VIDEO 34
Kinh Ðại niệm xứ (tiếp)
VIDEO 35
Kinh Ðại niệm xứ (tiếp)
VIDEO 36
Kinh Ðại niệm xứ (tiếp)
VIDEO 37
Kinh Ðại niệm xứ (tiếp)
VIDEO 38
Kinh Ðại niệm xứ (tiếp)
VIDEO 39
23. Kinh Tệ-túc (Pàyàsi Sutta)
VIDEO 40
Kinh Tệ-túc (tiếp)
24. Kinh Ba-lê (Pàtika Sutta)
VIDEO 41
25. Kinh Ưu-đàm-bà-la Sư tử hống (Udumbarika-Sìhanàdà Sutta)
VIDEO 42
26. Kinh Chuyển luân thánh vương Sư tử hống (Cakkavatti-Sìhanàda Sutta)
VIDEO 43
27. Kinh Khởi thế nhân bổn (Agganana Sutta)
VIDEO 44
28. Kinh Tự hoan hỷ (Sampasàdaniya Sutta)
VIDEO 45
29. Kinh Thanh tịnh (Pàsàdika Sutta)
VIDEO 46
30. Kinh Tướng (Lakkhana Sutta)
VIDEO 47
Kinh Tướng (tiếp)
VIDEO 48
31. Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt (Singàlovàda Sutta)
VIDEO 49
Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt (tiếp)
VIDEO 50
32. Kinh A-sá-nang-chi (Atànàtiya Sutta)
VIDEO 51
33. Kinh Phúng tụng (Sangiti Sutta)
VIDEO 52
Kinh Phúng tụng (tiếp)
VIDEO 53
Kinh Phúng tụng (tiếp)
VIDEO 54
Kinh Phúng tụng (tiếp)
VIDEO 55
Kinh Phúng tụng (tiếp)
VIDEO 56
Kinh Phúng tụng (tiếp)
VIDEO 57
Kinh Phúng tụng (tiếp)
VIDEO 58
Kinh Phúng tụng (tiếp)
VIDEO 59
Kinh Phúng tụng (tiếp)
VIDEO 60
34. Kinh Thập thượng (Dasuttara Sutta)
VIDEO 61
Kinh Thập thượng (tiếp)
VIDEO 62
Kinh Thập thượng (tiếp)
VIDEO 63
Kinh Thập thượng (tiếp)
VIDEO 64
Kinh Thập thượng (tiếp)
VIDEO 65
Kinh Thập thượng (tiếp)
VIDEO 66
Kinh Thập thượng (tiếp)
VIDEO 67
Kinh Thập thượng (tiếp)
VIDEO 68
Kinh Thập thượng (tiếp)
VIDEO 69
Kinh Thập thượng (tiếp)
VIDEO 70
Kinh Thập thượng (tiếp)
VIDEO 71
Kinh Thập thượng (tiếp)
VIDEO 72
Kinh Thập thượng (tiếp)
VIDEO 73
Kinh Thập thượng (tiếp)
VIDEO 74
Kinh Thập thượng (tiếp)
VIDEO 75
Kinh Thập thượng (tiếp)
VIDEO 76
Kinh Thập thượng (tiếp)
VIDEO 77
Kinh Thập thượng (tiếp)
VIDEO 78
Kinh Thập thượng (tiếp)
--- oOo ---
Comments