Select Menu

Top

Được tạo bởi Blogger.

Bài đăng nổi bật

NGÀY ĐÓ CHÚNG MÌNH

Toại Khanh Tôi đi xa mới về. Thùng thư trước nhà đầy ắp, cả cái hộp thư riêng ở bưu điện cũng không còn chỗ nhét. Ngoài phần lớn những thứ đ...

Tìm kiếm Blog này

random posts

Ads 180

Ads 180
Bán xe Ford Taurus

Popular Posts

Kinh Phật

Phật sự

Thần Thông

Thiên Giới

Chùa Nam Tông

Đọa Xứ

Video



[Trích Kinh Tăng Chi Bộ 3 / Chương Sáu Pháp / 04. Phẩm Chư Thiên / (XI) (41) Đống Gỗ]

1. Như vầy tôi nghe:

Một thời, Tôn giả Sàriputta trú ở Ràjagaha, tại núi Gijjhakùta. Rồi Tôn giả Sàriputta, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát cùng với số đông Tỷ-kheo, từ núi Gijjhakùta đi xuống. Tôn giả thấy tại một chỗ nọ, một đống gỗ to lớn, thấy vậy liền nói với các Tỷ-kheo:

- Này các Hiền giả, các Hiền giả có thấy đống gỗ to lớn ấy không?

- Thưa Hiền giả, có thấy.

2. - Nếu muốn, này các Hiền giả, một Tỷ-kheo có thần không, đạt được tâm tự tại có thể quán (Tập Sớ Sallakkheyya: Thắng giải, thiên về, hướng về) đống gỗ ấy thành địa đại. Vì cớ sao? Vì rằng có địa giới trong đống gỗ lớn ấy, y tựa theo đó, Tỷ-kheo có thần thông, đạt được tâm tự tại có thể quán đống gỗ ấy thành địa đại.

3. Nếu muốn, này các Hiền giả, Tỷ-kheo có thần thông, đạt được tâm tự tại, có thể quán đống gỗ lớn ấy thành nước... thành lửa... thành gió... thành tịnh... thành bất tịnh. Vì cớ sao? Vì rằng có bất tịnh trong đống gỗ lớn ấy, y tựa theo đó, Tỷ-kheo có thần thông, đạt được tâm tự tại, có thể quán đống gỗ ấy thành bất tịnh.

[Hết trích]
- -


[Trích Kinh Tăng Chi Bộ 3 / Chương Sáu Pháp / 04. Phẩm Chư Thiên / (XI) (41) Đống Gỗ]

1. Như vầy tôi nghe:

Một thời, Tôn giả Sàriputta trú ở Ràjagaha, tại núi Gijjhakùta. Rồi Tôn giả Sàriputta, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát cùng với số đông Tỷ-kheo, từ núi Gijjhakùta đi xuống. Tôn giả thấy tại một chỗ nọ, một đống gỗ to lớn, thấy vậy liền nói với các Tỷ-kheo:

- Này các Hiền giả, các Hiền giả có thấy đống gỗ to lớn ấy không?

- Thưa Hiền giả, có thấy.

2. - Nếu muốn, này các Hiền giả, một Tỷ-kheo có thần không, đạt được tâm tự tại có thể quán (Tập Sớ Sallakkheyya: Thắng giải, thiên về, hướng về) đống gỗ ấy thành địa đại. Vì cớ sao? Vì rằng có địa giới trong đống gỗ lớn ấy, y tựa theo đó, Tỷ-kheo có thần thông, đạt được tâm tự tại có thể quán đống gỗ ấy thành địa đại.

3. Nếu muốn, này các Hiền giả, Tỷ-kheo có thần thông, đạt được tâm tự tại, có thể quán đống gỗ lớn ấy thành nước... thành lửa... thành gió... thành tịnh... thành bất tịnh. Vì cớ sao? Vì rằng có bất tịnh trong đống gỗ lớn ấy, y tựa theo đó, Tỷ-kheo có thần thông, đạt được tâm tự tại, có thể quán đống gỗ ấy thành bất tịnh.

[Hết trích]
- -


[Trích Kinh Tăng Chi Bộ / Chương Ba Pháp / 12. Phẩm Ðọa Xứ]

114

Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba?

1. Không Vô Biên Xứ
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người hoàn toàn vượt qua sắc tưởng, chấm dứt đối ngại tưởng, không tác ý các tưởng sai biệt, xem "hư không là vô biên", đạt đến an trú vào Không vô biên xứ. Vị ấy thưởng thức cảnh giới ấy, hy cầu cảnh giới ấy, thỏa mãn với cảnh giới ấy, an trú trong cảnh giới ấy, tín giải cảnh giới ấy, an trú nhiều trong cảnh giới ấy, không có từ bỏ cảnh giới ấy, đến khi mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên đã đạt đến Không vô biên xứ. Này các Tỷ-kheo, thọ mạng của chư Thiên đã đạt đến Không vô biên xứ là hai mươi ngàn kiếp. Kẻ phàm phu, sau khi trú ở đấy cho đến hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, kẻ ấy đi vào địa ngục, đi vào loại bàng sanh, đi vào cõi ngạ quỷ. Nhưng đệ tử của Thế Tôn, sau khi trú ở đấy cho hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, cuối cùng nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Ðây là sự đặc thù, đây là sự tăng thượng, đây là sự sai biệt giữa vị Thánh đệ tử có nghe nhiều và kẻ vô văn phàm phu về vấn đề sanh thú và tái sanh.

2. Lại nữa, này các Tỷ Kheo, ở đây có người vượt qua Không vô biên xứ, xem "thức là vô biên", đạt đến an trú Thức vô biên xứ. Vị ấy thưởng thức cảnh giới ấy, hy cầu cảnh giới ấy, thỏa mãn với cảnh giới ấy, an trú trong cảnh giới ấy, tín giải cảnh giới ấy, an trú nhiều trong cảnh giới ấy, không có từ bỏ cảnh giới ấy, đến khi mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên đã đạt Thức vô biên xứ. Này các Tỷ-kheo, thọ mạng của chư Thiên đã đạt đến Thức vô biên xứ là bốn mươi ngàn kiếp. Kẻ phàm phu, sau khi trú ở đấy cho đến hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, kẻ ấy đi vào địa ngục, đi vào loại bàng sanh, đi vào cõi ngạ quỷ. Nhưng đệ tử của Thế Tôn, sau khi trú ở đấy cho hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, cuối cùng nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Ðây là sự đặc thù, đây là sự tăng thượng, đây là sự sai biệt giữa vị Thánh đệ tử có nghe nhiều và kẻ vô văn phàm phu về vấn đề sanh thú và tái sanh.

3. Lại nữa, này các Tỷ kheo, ở đây có người vượt qua Thức vô biên xứ, xem "không có gì cả", đạt đến an trú Vô sở hữu xứ. Vị ấy thưởng thức cảnh giới ấy, hy cầu cảnh giới ấy, thỏa mãn với cảnh giới ấy, an trú trong cảnh giới ấy, tín giải cảnh giới ấy, không có từ bỏ cảnh giới ấy, đến khi mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên đã đạt Vô sở hữu xứ. Này các Tỷ-kheo, thọ mạng của chư Thiên đã đạt đến Vô sở hữu xứ là sáu mươi ngàn kiếp. Kẻ phàm phu, sau khi trú ở đấy cho đến hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, kẻ ấy đi vào địa ngục, đi vào loại bàng sanh, đi vào cõi ngạ quỷ. Nhưng đệ tử của Thế Tôn, sau khi trú ở đấy cho hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, cuối cùng nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Ðây là sự đặc thù, đây là sự tăng thượng, đây là sự sai biệt giữa vị Thánh đệ tử có nghe nhiều và kẻ vô văn phàm phu về vấn đề sanh thú và tái sanh.

Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.

[Hết trích]
- -


[Trích Kinh Tăng Chi Bộ / Chương Ba Pháp / 12. Phẩm Ðọa Xứ]

114

Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba?

1. Không Vô Biên Xứ
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người hoàn toàn vượt qua sắc tưởng, chấm dứt đối ngại tưởng, không tác ý các tưởng sai biệt, xem "hư không là vô biên", đạt đến an trú vào Không vô biên xứ. Vị ấy thưởng thức cảnh giới ấy, hy cầu cảnh giới ấy, thỏa mãn với cảnh giới ấy, an trú trong cảnh giới ấy, tín giải cảnh giới ấy, an trú nhiều trong cảnh giới ấy, không có từ bỏ cảnh giới ấy, đến khi mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên đã đạt đến Không vô biên xứ. Này các Tỷ-kheo, thọ mạng của chư Thiên đã đạt đến Không vô biên xứ là hai mươi ngàn kiếp. Kẻ phàm phu, sau khi trú ở đấy cho đến hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, kẻ ấy đi vào địa ngục, đi vào loại bàng sanh, đi vào cõi ngạ quỷ. Nhưng đệ tử của Thế Tôn, sau khi trú ở đấy cho hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, cuối cùng nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Ðây là sự đặc thù, đây là sự tăng thượng, đây là sự sai biệt giữa vị Thánh đệ tử có nghe nhiều và kẻ vô văn phàm phu về vấn đề sanh thú và tái sanh.

2. Lại nữa, này các Tỷ Kheo, ở đây có người vượt qua Không vô biên xứ, xem "thức là vô biên", đạt đến an trú Thức vô biên xứ. Vị ấy thưởng thức cảnh giới ấy, hy cầu cảnh giới ấy, thỏa mãn với cảnh giới ấy, an trú trong cảnh giới ấy, tín giải cảnh giới ấy, an trú nhiều trong cảnh giới ấy, không có từ bỏ cảnh giới ấy, đến khi mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên đã đạt Thức vô biên xứ. Này các Tỷ-kheo, thọ mạng của chư Thiên đã đạt đến Thức vô biên xứ là bốn mươi ngàn kiếp. Kẻ phàm phu, sau khi trú ở đấy cho đến hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, kẻ ấy đi vào địa ngục, đi vào loại bàng sanh, đi vào cõi ngạ quỷ. Nhưng đệ tử của Thế Tôn, sau khi trú ở đấy cho hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, cuối cùng nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Ðây là sự đặc thù, đây là sự tăng thượng, đây là sự sai biệt giữa vị Thánh đệ tử có nghe nhiều và kẻ vô văn phàm phu về vấn đề sanh thú và tái sanh.

3. Lại nữa, này các Tỷ kheo, ở đây có người vượt qua Thức vô biên xứ, xem "không có gì cả", đạt đến an trú Vô sở hữu xứ. Vị ấy thưởng thức cảnh giới ấy, hy cầu cảnh giới ấy, thỏa mãn với cảnh giới ấy, an trú trong cảnh giới ấy, tín giải cảnh giới ấy, không có từ bỏ cảnh giới ấy, đến khi mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên đã đạt Vô sở hữu xứ. Này các Tỷ-kheo, thọ mạng của chư Thiên đã đạt đến Vô sở hữu xứ là sáu mươi ngàn kiếp. Kẻ phàm phu, sau khi trú ở đấy cho đến hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, kẻ ấy đi vào địa ngục, đi vào loại bàng sanh, đi vào cõi ngạ quỷ. Nhưng đệ tử của Thế Tôn, sau khi trú ở đấy cho hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, cuối cùng nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Ðây là sự đặc thù, đây là sự tăng thượng, đây là sự sai biệt giữa vị Thánh đệ tử có nghe nhiều và kẻ vô văn phàm phu về vấn đề sanh thú và tái sanh.

Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.

[Hết trích]
- - -


(Xếp theo thứ tự thấp trước cao sau)

DỤC GIỚI (những người làm phước)

1. Tứ Thiên Vương: 1 ngày = 50 năm (cõi người - cn)   /   tuổi thọ trung bình 500 năm = 9.125.000 cn
2. Đao Lợi (hay Cung Trời 33 hay Tam Thập Tam Thiên): 1 ngày = 100 năm (cn)   /   tuổi thọ trung bình 1000 năm = 36.000.000 năm cn
3. Dạ Ma: 1 ngày = 200 năm (cn)   /   tuổi thọ trung bình 2000 năm = 146.000.000 năm cn
4. Đâu suất: 1 ngày = 400 năm (cn)   /   tuổi thọ trung bình 4000 năm = 584.000.000 năm cn
5. Hoá Lạc: 1 ngày = 800 năm (cn)   /   tuổi thọ trung bình 8000 năm = 2.336.000.000 năm cn
6. Tha Hoá Tự Tại: 1 ngày = 1600 năm (cn)   /   tuổi thọ trung bình 16000 năm = 9.344.000.000 năm cn

SẮC GIỚI (những người tu thiền)

- Sơ Thiền
1. Phạm Chúng Thiên: 1/3 a tăng kỳ kiếp
2. Phạm Phụ Thiên: 1/2 a tăng kỳ kiếp
3. Đại Phạm Thiên: 1 a tăng kỳ kiếp
- 1 a tăng kỳ kiếp = 10 mũ 140

Nhị Thiền
1. Thiều Quang Thiên: 2 đại a tăng kỳ
2. Vô Lượng Quang: 4 đại a tăng kỳ
3. Quang Âm Thiên: 8 đại a tăng kỳ

Tam Thiền
1. Thiểu Tịnh Thiên: 16 đại a tăng kỳ
2. Vô lượng Tịnh Thiên: 32 đại a tăng kỳ
3. Biến Tịnh Thiên: 64 đại a tăng kỳ

Tứ Thiền
1. Vô Tưởng Thiên: 500 đại a tăng kỳ
2. Quảng Quả Thiên: 500 đại a tăng kỳ
3. Vô Phiền Thiên: 1000 đại a tăng kỳ
4. Vô Nhiệt Thiên: 2000 đại a tăng kỳ
5. Thiện Kiến Thiên: 4000 đại a tăng kỳ
6. Thiện Hiện Thiên: 8000 đại a tăng kỳ
7. Sắc Cứu Cánh Thiên: 16000 đại a tăng kỳ

Trong đó NĂM TỊNH CƯ THIÊN (Suddhàvàsa) - Chỉ cho năm cõi Trời cao nhất của Sắc giới. Các vị Thánh chứng được quả Bất lai được sinh lên các cõi Trời này, để tiếp tục tu hành chứng quả A la hán:
1. Vô phiền Thiên (Atappà)
2. Vô nhiệt Thiên (Avihà)
3. Thiện hiện Thiên (Sudassi)
4. Thiện kiến Thiên (Sudassà)
5. Sắc cứu cánh Thiên (Akanitthà)
Năm cõi Trời này chỉ dành cho Thánh nhân ở, không có lẫn lộn các loài chúng sinh.

Trong [Kinh Trường Bộ / 14. Kinh Ðại bổn] Đức Phật có nói với các Tỷ-khen rằng Phật đã ở các tầng trời Tịnh Cư Thiên

VÔ SẮC GIỚI (những người tu thiền)

1. Không Vô Biên Xứ: 20.000 đại a tăng kỳ
2. Thức Vô Biên Xứ: 40.000 đại a tăng kỳ
3. Vô Sở Hữu Xứ: 60.000 đại a tăng kỳ
4. Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ: 84.000 đại a tăng kỳ

Tóm tắt từ bài giảng cuả Thầy Thích Trí Siêu:
https://www.youtube.com/watch?v=CUBt1olh7DM
https://www.youtube.com/watch?v=cnFoXEJjKhU
- -


(Xếp theo thứ tự thấp trước cao sau)

DỤC GIỚI (những người làm phước)

1. Tứ Thiên Vương: 1 ngày = 50 năm (cõi người - cn)   /   tuổi thọ trung bình 500 năm = 9.125.000 cn
2. Đao Lợi (hay Cung Trời 33 hay Tam Thập Tam Thiên): 1 ngày = 100 năm (cn)   /   tuổi thọ trung bình 1000 năm = 36.000.000 năm cn
3. Dạ Ma: 1 ngày = 200 năm (cn)   /   tuổi thọ trung bình 2000 năm = 146.000.000 năm cn
4. Đâu suất: 1 ngày = 400 năm (cn)   /   tuổi thọ trung bình 4000 năm = 584.000.000 năm cn
5. Hoá Lạc: 1 ngày = 800 năm (cn)   /   tuổi thọ trung bình 8000 năm = 2.336.000.000 năm cn
6. Tha Hoá Tự Tại: 1 ngày = 1600 năm (cn)   /   tuổi thọ trung bình 16000 năm = 9.344.000.000 năm cn

SẮC GIỚI (những người tu thiền)

- Sơ Thiền
1. Phạm Chúng Thiên: 1/3 a tăng kỳ kiếp
2. Phạm Phụ Thiên: 1/2 a tăng kỳ kiếp
3. Đại Phạm Thiên: 1 a tăng kỳ kiếp
- 1 a tăng kỳ kiếp = 10 mũ 140

Nhị Thiền
1. Thiều Quang Thiên: 2 đại a tăng kỳ
2. Vô Lượng Quang: 4 đại a tăng kỳ
3. Quang Âm Thiên: 8 đại a tăng kỳ

Tam Thiền
1. Thiểu Tịnh Thiên: 16 đại a tăng kỳ
2. Vô lượng Tịnh Thiên: 32 đại a tăng kỳ
3. Biến Tịnh Thiên: 64 đại a tăng kỳ

Tứ Thiền
1. Vô Tưởng Thiên: 500 đại a tăng kỳ
2. Quảng Quả Thiên: 500 đại a tăng kỳ
3. Vô Phiền Thiên: 1000 đại a tăng kỳ
4. Vô Nhiệt Thiên: 2000 đại a tăng kỳ
5. Thiện Kiến Thiên: 4000 đại a tăng kỳ
6. Thiện Hiện Thiên: 8000 đại a tăng kỳ
7. Sắc Cứu Cánh Thiên: 16000 đại a tăng kỳ


VÔ SẮC GIỚI (những người tu thiền)

1. Không Vô Biên Xứ: 20.000 đại a tăng kỳ
2. Thức Vô Biên Xứ: 40.000 đại a tăng kỳ
3. Vô Sở Hữu Xứ: 60.000 đại a tăng kỳ
4. Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ: 84.000 đại a tăng kỳ

Tóm tắt từ bài giảng cuả Thầy Thích Trí Siêu:
https://www.youtube.com/watch?v=CUBt1olh7DM
https://www.youtube.com/watch?v=cnFoXEJjKhU
-


Thượng Toạ Thích Trí Siêu - Ngũ Triền Cái, Năm Chi Thiền - Phần 2 - Trung Tâm Thuận Pháp
-


TT Thích Trí Siêu - Ngũ Triền Cái, Năm Chi Thiền - Phần 1 - Trung Tâm Thuận Pháp
-


[Trích Kinh Tiểu Bộ / Tập I / 1.4 Kinh Phật Thuyết Như Vậy / Chương Một - Một Pháp / Phẩm III / (XXII) (Ek III, 2) (It. 14)]:

Sau khi tu tập từ tâm trong bảy năm, Ta đã không trở lui lại đời này trong bảy tăng kiếp và hoại kiếp.

Trong thời kỳ kiếp tăng, Ta là chư Thiên Quang Âm;

Trong thời kỳ kiếp giảm, Ta sanh trong lâu đài trống không ở Phạm Thiên. Tại đấy Ta là Phạm Thiên, Ðại Phạm Thiên bậc chinh phục, bậc không bị ai chinh phục, bậc nhìn thấy tất cả, bậc có quyền lực.

Này các Tỷ-kheo, ba mươi sáu lần Ta đã là Thiên chủ Ðế Thích.

Nhiều trăm lần, Ta đã làm vua, vị vua Chuyển Luân, trị vì đúng pháp, bậc Pháp vương, bậc chiến thắng bốn phương, bậc đã đạt được sự an ổn trong quốc độ, bậc đầy đủ bảy báu. Còn nói gì khi Ta là vị vua ở địa phương.

Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Quả này là do nghiệp nào Ta đã làm, là quả dị thục của nghiệp nào mà nay, Ta được đại thần lực như vậy, đại uy lực như vậy?".

Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Ðây là quả ba nghiệp Ta đã làm, là quả dị thục của ba nghiệp, do vậy Ta nay đựơc đại thần lực như vậy, đại uy lực như vậy. Tức là bố thí, nhiếp phục, chế ngự".

[Hết trích]
- - -


[Trích Kinh Tiểu Bộ / Tập I / 1.4 Kinh Phật Thuyết Như Vậy / Chương Một - Một Pháp / Phẩm III / (XXII) (Ek III, 2) (It. 14)]:

Sau khi tu tập từ tâm trong bảy năm, Ta đã không trở lui lại đời này trong bảy tăng kiếp và hoại kiếp.

Trong thời kỳ kiếp tăng, Ta là chư Thiên Quang Âm;

Trong thời kỳ kiếp giảm, Ta sanh trong lâu đài trống không ở Phạm Thiên. Tại đấy Ta là Phạm Thiên, Ðại Phạm Thiên bậc chinh phục, bậc không bị ai chinh phục, bậc nhìn thấy tất cả, bậc có quyền lực.

Này các Tỷ-kheo, ba mươi sáu lần Ta đã là Thiên chủ Ðế Thích.

Nhiều trăm lần, Ta đã làm vua, vị vua Chuyển Luân, trị vì đúng pháp, bậc Pháp vương, bậc chiến thắng bốn phương, bậc đã đạt được sự an ổn trong quốc độ, bậc đầy đủ bảy báu. Còn nói gì khi Ta là vị vua ở địa phương.

Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Quả này là do nghiệp nào Ta đã làm, là quả dị thục của nghiệp nào mà nay, Ta được đại thần lực như vậy, đại uy lực như vậy?".

Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Ðây là quả ba nghiệp Ta đã làm, là quả dị thục của ba nghiệp, do vậy Ta nay đựơc đại thần lực như vậy, đại uy lực như vậy. Tức là bố thí, nhiếp phục, chế ngự".

[Hết trích]
- - -


[Trích Kinh Tăng Chi Bộ / Chương Bốn Pháp / III. Phẩm Uruvelà / (III) (23). Thế Giới]

(III) (23). Thế Giới.

1. - Này các Tỷ-kheo, thế giới được Như Lai chánh đẳng giác. Như Lai không hệ lụy đối với đời.

Này các Tỷ-kheo, thế giới tập khởi được Như Lai chánh đẳng giác. Thế giới tập khởi được Như Lai đoạn tận.

Này các Tỷ-kheo, thế giới đoạn diệt được Như Lai chánh đẳng giác. Thế giới đoạn diệt được Như Lai giác ngộ.

Này các Tỷ-kheo, con đường đưa đến thế giới đoạn diệt được Như Lai chánh đẳng giác. Con đường đưa đến thế giới đoạn diệt được Như Lai tu tập.

2. Cái gì, này các Tỷ-kheo, trong toàn thế giới với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu, được ý tư sát, tất cả đều được Như Lai chánh đẳng giác. Do vậy, được gọi là Như Lai. Từ đêm, này các Tỷ-kheo, Như Lai được chánh đẳng giác, đến đêm Như Lai nhập Niết-bàn, trong thời gian ấy, điều gì Như Lai nói, nói lên, tuyên bố, tất cả là như vậy, không có khác được. Do vậy, được gọi là Như Lai.

3. Này các Tỷ-kheo, Như Lai nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy. Vì rằng nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy, nên được gọi là Như Lai.

Này các Tỷ-kheo, trong toàn thể thế giới với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn tri, toàn kiến đại tự tại, do vậy được gọi là Như Lai.

Do thắng tri thế giới
Ðúng như thật như vậy
Ly hệ mọi thế giới
Không chấp thủ thế giới
Thắng tất cả bậc trí
Giải thoát mọi buộc ràng
Cảm thọ tối thắng tịnh
Niết-bàn, không sợ hãi
Vị này đoạn lậu hoặc
Bậc Giác ngộ, Trí giả
Không dao động nhiễu loạn
Nghi ngờ được chặt đứt
Ðạt diện tận mọi nghiệp
Giải thoát diệt sanh y
Là Thế Tôn là Phật
Bậc Sư tử vô thượng
Trong thế giới, Thiên giới
Chuyển bánh xe pháp luân
Như vậy hàng Thiên, Nhân
Ðến quy y đức Phật
Gặp nhau đảnh lễ Ngài
Vĩ đại không sanh hữu
Ðiều phục bậc tối thượng
Trong người được điều phục
An tịnh bậc ẩn sĩ
Những người được an tịnh
Giải thoát bậc tối thượng
Những người được giải thoát
Vượt qua bậc tối thắng
Những người được vượt qua
Như vậy họ lễ Ngài
Vĩ đại, không sanh hữu
Thiên giới, thế giới này
Không ai được bằng ngài.

[Hết trích]


[Trích Kinh Tăng Chi Bộ / Chương Bốn Pháp / III. Phẩm Uruvelà / (III) (23). Thế Giới]

(III) (23). Thế Giới.

1. - Này các Tỷ-kheo, thế giới được Như Lai chánh đẳng giác. Như Lai không hệ lụy đối với đời.

Này các Tỷ-kheo, thế giới tập khởi được Như Lai chánh đẳng giác. Thế giới tập khởi được Như Lai đoạn tận.

Này các Tỷ-kheo, thế giới đoạn diệt được Như Lai chánh đẳng giác. Thế giới đoạn diệt được Như Lai giác ngộ.

Này các Tỷ-kheo, con đường đưa đến thế giới đoạn diệt được Như Lai chánh đẳng giác. Con đường đưa đến thế giới đoạn diệt được Như Lai tu tập.

2. Cái gì, này các Tỷ-kheo, trong toàn thế giới với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu, được ý tư sát, tất cả đều được Như Lai chánh đẳng giác. Do vậy, được gọi là Như Lai. Từ đêm, này các Tỷ-kheo, Như Lai được chánh đẳng giác, đến đêm Như Lai nhập Niết-bàn, trong thời gian ấy, điều gì Như Lai nói, nói lên, tuyên bố, tất cả là như vậy, không có khác được. Do vậy, được gọi là Như Lai.

3. Này các Tỷ-kheo, Như Lai nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy. Vì rằng nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy, nên được gọi là Như Lai.

Này các Tỷ-kheo, trong toàn thể thế giới với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn tri, toàn kiến đại tự tại, do vậy được gọi là Như Lai.

Do thắng tri thế giới
Ðúng như thật như vậy
Ly hệ mọi thế giới
Không chấp thủ thế giới
Thắng tất cả bậc trí
Giải thoát mọi buộc ràng
Cảm thọ tối thắng tịnh
Niết-bàn, không sợ hãi
Vị này đoạn lậu hoặc
Bậc Giác ngộ, Trí giả
Không dao động nhiễu loạn
Nghi ngờ được chặt đứt
Ðạt diện tận mọi nghiệp
Giải thoát diệt sanh y
Là Thế Tôn là Phật
Bậc Sư tử vô thượng
Trong thế giới, Thiên giới
Chuyển bánh xe pháp luân
Như vậy hàng Thiên, Nhân
Ðến quy y đức Phật
Gặp nhau đảnh lễ Ngài
Vĩ đại không sanh hữu
Ðiều phục bậc tối thượng
Trong người được điều phục
An tịnh bậc ẩn sĩ
Những người được an tịnh
Giải thoát bậc tối thượng
Những người được giải thoát
Vượt qua bậc tối thắng
Những người được vượt qua
Như vậy họ lễ Ngài
Vĩ đại, không sanh hữu
Thiên giới, thế giới này
Không ai được bằng ngài.

[Hết trích]
-


[Trích Kinh Tăng Chi Bộ / Chương Ba Pháp / 08. Phẩm Ananda / 80. Abhibhù]:

1. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Con được nghe trước mặt Thế Tôn, con được nắm giữ trước mặt Thế Tôn: "Abhibhù, đệ tử Ðức Phật Sikhi, đứng ở Phạm Thiên Giới, có thể làm cho ngàn thế giới nghe tiếng của mình". Nhưng bạch Thế Tôn, Thế Tôn bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có thể làm cho nghe tiếng xa như thế nào?

- Vị ấy chỉ là một đệ tử, này Ananda. Các Như Lai là vô lượng.

Lần thứ hai, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Con được nghe trước mặt Thế Tôn, ... có thể làm cho nghe tiếng xa như thế nào?

- Vị ấy chỉ là một đệ tử, này Ananda. Các Như Lai là vô lượng.

2. Lần thứ ba, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Con được nghe trước mặt Thế Tôn, ... có thể làm cho nghe tiếng xa như thế nào?

- Này Ananda, Thầy có được nghe nói đến tiểu thiên thế giới không?

- Nay đã đến thời, bạch Thế Tôn! Nay đã đến thời, bạch Thế Tôn Thiện Thệ, để Thế Tôn nói về vấn đề này. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

- Vậy này Ananda, hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ nói.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:

3. - Xa cho đến mặt trăng, mặt trời chạy trong quỹ đạo của chúng và chói sáng khắp bốn phương với ánh sáng của chúng, xa như vậy là một ngàn thế giới. Trong ấy có một ngàn mặt trăng, một ngàn mặt trời, một ngàn núi Sineru (Tu-di), một ngàn Jambudìta (Diêm-phù-đề), một ngàn Aparagoyànà (Tây ngưu hóa châu), một ngàn Uttarakurù (Bắc-cu-vô châu), một ngàn Pubbavidehà (Ðông thắng thần châu), bốn ngàn biển lớn, bốn ngàn đại vương, 1000 cõi trời Bốn thiên vương, 1000 cõi trời ba mươi ba, 1000 Dạ-ma thiên, 1000 Tusità (Ðâu-suất thiên), 1000 Hóa Lạc thiên, 1000 Tha Hóa Tự tại thiên, 1000 Phạm Thiên. Này Ananda, đây gọi là một tiểu thiên thế giới. Này Ananda, cho đến 1000 lần một tiểu thiên thế giới, được gọi là, này Ananda, ba Ðại thiên thế giới. Này Ananda, Như Lai có thể làm cho tiếng mình nghe xa cho đến ba ngàn Ðại thiên thế giới hay xa hơn nữa nếu muốn.

4. - Làm sao, bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể làm cho tiếng mình nghe xa cho đến ba ngàn Ðại thiên thế giới hay xa hơn nữa nếu muốn?

- Ở đây, này Ananda, Như Lai chiếu ánh sáng cho đến ba ngàn Ðại thiên thế giới, cho đến khi các chúng sanh nhận thức được ánh sáng ấy. Rồi Thế Tôn phát âm và làm cho tiếng mình được nghe. Như vậy, này Ananda, Như Lai làm cho tiếng mình nghe xa cho đến ba ngàn Ðại thiên thế giới hay xa hơn nữa nếu muốn.

5. Khi được nói như vậy, Tôn giả Ananda nói với Tôn giả Udàyi:

- Ðược lợi thay cho tôi, khéo được lợi thay cho tôi, có được bậc Ðạo sư có thần lực như vậy, có uy lực như vậy!

Khi được nghe nói như vậy, Tôn giả Udàyi nói với Tôn giả Ananda:

- Này Hiền giả Ananda, ở đây Hiền giả nghĩ có được gì, nếu bậc Ðạo sư của Hiền giả có đại thần lực như vậy, có đại uy lực như vậy?

Khi được nghe nói như vậy, Thế Tôn nói với Tôn giả Udàyi:

- Chớ có nói như vậy, này Udàyi; chớ nói vậy, này Udàyi. Này Udàyi, nếu Ananda chưa có đoạn tận tham và mệnh chung, nhưng với tâm tịnh tín của mình, vị ấy có thể bảy lần ngự trị trên thế giới chư Thiên, có thể bảy lần ngự trị trên cõi Jambudìpa này. Nhưng này Udàyi, Ananda ngay trong hiện tại sẽ được Bát-Niết-bàn.

[Hết trích]
- - -


[Trích Kinh Tăng Chi Bộ / Chương Ba Pháp / 08. Phẩm Ananda / 80. Abhibhù]:

1. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Con được nghe trước mặt Thế Tôn, con được nắm giữ trước mặt Thế Tôn: "Abhibhù, đệ tử Ðức Phật Sikhi, đứng ở Phạm Thiên Giới, có thể làm cho ngàn thế giới nghe tiếng của mình". Nhưng bạch Thế Tôn, Thế Tôn bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có thể làm cho nghe tiếng xa như thế nào?

- Vị ấy chỉ là một đệ tử, này Ananda. Các Như Lai là vô lượng.

Lần thứ hai, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Con được nghe trước mặt Thế Tôn, ... có thể làm cho nghe tiếng xa như thế nào?

- Vị ấy chỉ là một đệ tử, này Ananda. Các Như Lai là vô lượng.

2. Lần thứ ba, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Con được nghe trước mặt Thế Tôn, ... có thể làm cho nghe tiếng xa như thế nào?

- Này Ananda, Thầy có được nghe nói đến tiểu thiên thế giới không?

- Nay đã đến thời, bạch Thế Tôn! Nay đã đến thời, bạch Thế Tôn Thiện Thệ, để Thế Tôn nói về vấn đề này. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

- Vậy này Ananda, hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ nói.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:

3. - Xa cho đến mặt trăng, mặt trời chạy trong quỹ đạo của chúng và chói sáng khắp bốn phương với ánh sáng của chúng, xa như vậy là một ngàn thế giới. Trong ấy có một ngàn mặt trăng, một ngàn mặt trời, một ngàn núi Sineru (Tu-di), một ngàn Jambudìta (Diêm-phù-đề), một ngàn Aparagoyànà (Tây ngưu hóa châu), một ngàn Uttarakurù (Bắc-cu-vô châu), một ngàn Pubbavidehà (Ðông thắng thần châu), bốn ngàn biển lớn, bốn ngàn đại vương, 1000 cõi trời Bốn thiên vương, 1000 cõi trời ba mươi ba, 1000 Dạ-ma thiên, 1000 Tusità (Ðâu-suất thiên), 1000 Hóa Lạc thiên, 1000 Tha Hóa Tự tại thiên, 1000 Phạm Thiên. Này Ananda, đây gọi là một tiểu thiên thế giới. Này Ananda, cho đến 1000 lần một tiểu thiên thế giới, được gọi là, này Ananda, ba Ðại thiên thế giới. Này Ananda, Như Lai có thể làm cho tiếng mình nghe xa cho đến ba ngàn Ðại thiên thế giới hay xa hơn nữa nếu muốn.

4. - Làm sao, bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể làm cho tiếng mình nghe xa cho đến ba ngàn Ðại thiên thế giới hay xa hơn nữa nếu muốn?

- Ở đây, này Ananda, Như Lai chiếu ánh sáng cho đến ba ngàn Ðại thiên thế giới, cho đến khi các chúng sanh nhận thức được ánh sáng ấy. Rồi Thế Tôn phát âm và làm cho tiếng mình được nghe. Như vậy, này Ananda, Như Lai làm cho tiếng mình nghe xa cho đến ba ngàn Ðại thiên thế giới hay xa hơn nữa nếu muốn.

5. Khi được nói như vậy, Tôn giả Ananda nói với Tôn giả Udàyi:

- Ðược lợi thay cho tôi, khéo được lợi thay cho tôi, có được bậc Ðạo sư có thần lực như vậy, có uy lực như vậy!

Khi được nghe nói như vậy, Tôn giả Udàyi nói với Tôn giả Ananda:

- Này Hiền giả Ananda, ở đây Hiền giả nghĩ có được gì, nếu bậc Ðạo sư của Hiền giả có đại thần lực như vậy, có đại uy lực như vậy?

Khi được nghe nói như vậy, Thế Tôn nói với Tôn giả Udàyi:

- Chớ có nói như vậy, này Udàyi; chớ nói vậy, này Udàyi. Này Udàyi, nếu Ananda chưa có đoạn tận tham và mệnh chung, nhưng với tâm tịnh tín của mình, vị ấy có thể bảy lần ngự trị trên thế giới chư Thiên, có thể bảy lần ngự trị trên cõi Jambudìpa này. Nhưng này Udàyi, Ananda ngay trong hiện tại sẽ được Bát-Niết-bàn.

[Hết trích]
- - - -