Top
Được tạo bởi Blogger.
Bài đăng nổi bật
NGÀY ĐÓ CHÚNG MÌNH
Toại Khanh Tôi đi xa mới về. Thùng thư trước nhà đầy ắp, cả cái hộp thư riêng ở bưu điện cũng không còn chỗ nhét. Ngoài phần lớn những thứ đ...
Tìm kiếm Blog này
Lưu trữ Blog
- tháng 9 2020 (2)
- tháng 7 2020 (3)
- tháng 5 2020 (2)
- tháng 4 2020 (8)
- tháng 3 2020 (9)
- tháng 2 2020 (67)
- tháng 1 2020 (255)
- tháng 12 2019 (102)
- tháng 11 2019 (5)
- tháng 10 2019 (22)
- tháng 9 2019 (37)
- tháng 8 2019 (42)
- tháng 7 2019 (10)
- tháng 1 2019 (14)
- tháng 7 2018 (3)
- tháng 2 2018 (2)
Từ khoá
random posts
Labels
Popular Posts
-
Một buổi làm lễ thọ giới Tỷ Kheo tại chùa Wat Nong Pah Pong (Thái Lan) tháng 7/2017.
-
Chùa Bửu Long quận 9 HCM I- ÐỊA CHỈ CHÙA NAM TÔNG TẠI SÀI GÒN QUẬN 2 CHÙA NGUYÊN THỦY 33-A đường 10,khu Phố 1, phường Cát Lái, Q.2, Tp.HCM Ð...
-
[ Kinh Trung Bộ / 147. Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la (Cùlaràhulovàda sutta) ] Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetav...
-
[Trích Kinh Trung Bộ / 41. Kinh Sàleyyaka (Sàleyyaka sutta) ] : Sau khi ngồi xuống một bên, các gia chủ Bà-la-môn ở Sa-la bạch Thế Tôn: -- ...
-
Mục lục Phần I Phần II 61. Thời Pháp tại Chiengmai 62. Chiến đấu một mất một còn để thành tựu mục tiêu cuối cùng 63. Đại niệm và Đại tu...
-
KINH TRƯỜNG BỘ Dìgha Nikàya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt 3. Kinh A-ma-trú (Ambattha sutta) -ooOoo- Như vầy tôi nghe. Tụng phẩm t...
-
[ Tương Ưng Bộ / Tập V - Thiên Ðại Phẩm / [46] Chương II. Tương Ưng Giác Chi / IV. Phẩm Triền Cái] : 33.III. Cấu Uế (1) (S.v,92) 1) ... 2)...
-
[Trích Kinh Tăng Chi Bộ / Chương Ba Pháp / 12. Phẩm Ðọa Xứ ] 114 Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ...
-
Tôn giả Sariputta (Xá lợi phất) và Tôn giả Mahacunda (Ðại Chu-na) tới thăm Tôn Giả Channa (Xiển-đà) bị ốm nặng. Vì những đau đớn về thể xác ...
-
Trong khi nghiên cứu Tương Ưng Bộ / Tập I - Thiên Có Kệ, tôi thấy có sự không rõ ràng trong kinh khi nói về Giai Cấp Sát Ðế Lỵ So sánh giữa ...
Kinh Phật
Phật sự
‹
›
Thần Thông
Thiên Giới
Chùa Nam Tông
Đọa Xứ
Video
[Tương Ưng Bộ / Tập V - Thiên Ðại Phẩm / [52] Chương VIII. Tương Ưng Anuruddha / II. Phẩm Thứ Hai] :
11. I. Một Ngàn (S.v,303)
1) Một thời, Tôn giả Anuruddha trú ở Sàvatthi, tại Thắng Lâm, trong khu vườn ông Anàthapindika.2-3) Rồi nhiều Tỷ-kheo đi đến Tôn giả Anuruddha; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Anuruddha những lời chào đón hỏi thăm... nói với Tôn giả Anuruddha:
-- Do tu tập, do làm cho sung mãn những pháp gì, Tôn giả Anuruddha đạt được đại thắng trí?
-- Thưa chư Hiền, do tu tập, làm cho sung mãn bốn niệm xứ, nên tôi chứng được đại thắng trí. Thế nào là bốn?
4) Ở đây, này chư Hiền, tôi trú, quán thân trên thân... quán thọ trên các cảm thọ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, thưa chư Hiền, nên tôi nhớ được ngàn kiếp.
12. II. Như Ý Lực (1) (S.v,303)
5) -- Thưa chư Hiền, do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi thực hiện nhiều loại thần thông: Một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân... có thể tự thân bay đến Phạm thiên giới.13. III. Như Ý Lực (2) (S.v,304)
5) -- Thưa chư Hiền, do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi chứng được thiên nhĩ thông, thanh tịnh siêu nhân, có thể nghe được hai thứ tiếng, chư Thiên và loài Người, hoặc xa hoặc gần.14. IV. Với Tâm Của Mình (S.v,304)
5) -- Thưa chư Hiền, do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ, tôi với tâm của mình biết được tâm của nhiều loại hữu tình khác, nhiều loại người khác. Với tâm có tham, tôi rõ biết là tâm có tham... với tâm giải thoát, rõ biết là tâm giải thoát.15. V. Xứ (1) (S.v,304)
5) -- Thưa chư Hiền, do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi như thực rõ biết xứ là xứ, phi xứ là phi xứ.16. VI. Xứ (2) (S.v,304)
-- Thưa chư Hiền, do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi như thật rõ biết quả dị thục các nghiệp báo (kammasamadanam) quá khứ, vị lai, hiện tại tùy thuộc sở do (thànati) và tùy thuộc về thân (hetaso).17. VII. Ðạo Lộ (S.v,304)
5) -- Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi như thật rõ biết con đường đưa đến tất cả cảnh giới.18. VIII. Thế Giới (S.v,304)
5) -- Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi như thật rõ biết thế giới với mọi cảnh giới, nhiều chủng loại sai biệt.19. IX. Thắng Giải Sai Biệt (S.v,305)
5) -- Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi như thật rõ biết chỉ hướng sai biệt của các loại hữu tình.20. X. Căn (S.v,305)
5) -- Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi như thật rõ biết các căn thượng hạ (indriyaparopariyattim) của các loại hữu tình và các loại người.21. XI. Thiền (S.v,305)
5) -- Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi như thật rõ biết sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của các Thiền chứng, về Thiền, về Giải thoát, về Ðịnh.22. XII. Minh (1) (S.v,305)
5) -- Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi nhớ được nhiều đời quá khứ, như một đời, hai đời... nhiều đời sống quá khứ cùng các nét đại cương và các chi tiết.23. XIII. Minh (2) (S.v,305)
5) -- Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi chứng được thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và sự chết của chúng sanh.24. XIV. Minh (3) (S.v,305)
5) -- Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, do đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, với thắng trí, tôi chứng ngộ, chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát.[Hết trích]
Pháp - Tăng - Thần Thông
[Tương Ưng Bộ / Tập V - Thiên Ðại Phẩm / [51] Chương VII. Tương Ưng Như Ý Túc / II. Phẩm Lầu Rung Chuyển / 14.IV. Moggalàna (S.v,269)] :
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi tại Ðông Viên, lâu đài của mẹ Migàra.
2) Lúc bấy giờ, một số Tỷ-kheo trú ở dưới lầu của mẹ Migàra, trạo cử, kiêu mạn, dao động, lắm miệng, tạp thoại, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm mê loạn, các căn không chế ngự (pàkatindriyà).
3) Rồi Thế Tôn bảo Tôn giả Mahà Moggalàna:
-- Này Moggalàna, những đồng Phạm hạnh ấy trú dưới lầu của mẹ Migàra, trạo cử, kiêu mạn, dao động, lắm miệng, tạp thoại, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, với tâm mê loạn, các căn không chế ngự. Hãy đi, này Moggalàna, và làm cho họ hoảng hốt (samvejeti).
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Mahà Moggalàna vâng đáp Thế Tôn, thực hiện thần thông, với ngón chân lớn, làm cho rung động, rung chuyển, làm cho chấn động lâu đài của mẹ Migàra.
4) Rồi các Tỷ-kheo ấy hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, họ đứng về một bên và (la lớn): "Thật là vi diệu, chư Tôn giả! Thật là hy hữu, chư Tôn giả! Lâu đài của mẹ Migàra này được che chở khỏi gió, được khéo đào những nền móng thâm sâu, không có dao động, không có chuyển động. Tuy vậy, nó rung động, rung chuyển, chấn động!"
5) Rồi Thế Tôn đi đến các Tỷ-kheo ấy; sau khi đến nói với họ:
-- Này các Tỷ-kheo, tại sao các Ông lại hốt hoảng, lông tóc dựng ngược, và đứng về một bên như vậy?
-- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Lâu đài của mẹ Migàra được che chở khỏi gió, được khéo đào thành những nền móng thâm sâu, không có dao động, không có chuyển động. Tuy vậy nó rung động, rung chuyển, chấn động.
6) -- Này các Tỷ-kheo, chính do Tỷ-kheo Moggalàna muốn làm cho các Ông hoảng hốt, với ngón chân lớn, đã làm cho lâu đài này của mẹ Migàra bị rung chuyển, rung động, bị chấn động. Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, do tu tập, do làm cho sung mãn những pháp nào, Tỷ-kheo Moggalàna có đại thần lực như vậy, đại uy lực như vậy?
-- Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo... sau khi nghe pháp, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.
7) -- Vậy hãy nghe, này các Tỷ-kheo. Chính do tu tập, do làm cho sung mãn bốn như ý túc, Tỷ-kheo Moggalàna đã có đại thần lực như vậy, đại uy lực như vậy. Thế nào là bốn?
8) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo Moggalàna tu tập như ý túc câu hữu với dục định tinh cần hành... tinh tấn định... tâm định... Tu tập như ý túc câu hữu với tư duy định tinh cần hành (với ý nghĩ): "Như vậy, tư duy của ta sẽ không quá thụ động, cũng không quá hăng say, sẽ không co rút phía trong, sẽ không phân tán phía ngoài, an trú với tưởng trước sau đồng đẳng. Trước thế nào, thời sau như vậy; sau thế nào, thời trước như vậy. Dưới thế nào, thời trên như vậy; trên thế nào thời dưới như vậy. Ban ngày thế nào, thời ban đêm như vậy; ban đêm thế nào, thời ban ngày như vậy". Như vậy, với tâm rộng mở, không với tâm gò bó, với tâm chói sáng, vị ấy tu tập tâm.
9) Này các Tỷ-kheo, chính do tu tập, do làm cho sung mãn bốn như ý túc này, Tỷ-kheo Moggalàna được đại thần lực như vậy, đại uy lực như vậy.
10) Và này các Tỷ-kheo, cũng chính do tu tập, do làm cho sung mãn bốn như ý túc này, Tỷ-kheo Moggalàna thực hiện nhiều loại thần thông... có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên.
11) Và chính nhờ tu tập, nhờ làm cho sung mãn bốn như ý túc này, Tỷ-kheo Moggalàna do đoạn tận các lậu hoặc ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát và tuệ giải thoát.
12) (Sáu thần thông được thuyết rộng ra như vậy).
Pháp - Tăng - Thần Thông
1) Tại Sàvatthi.
2) Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
3) -- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có biết làm thế nào với như ý lực, đi đến Phạm thiên giới với thân do ý làm ra?
-- Ta có biết, này Ananda, làm thế nào với như ý lực, đi đến Phạm thiên giới với thân do ý làm ra.
4) -- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có biết làm thế nào với như ý lực, đi đến Phạm thiên giới, với thân do bốn đại tác thành này?
-- Ta có biết, này Ananda, làm thế nào với như ý lực, đi đến Phạm thiên giới, với thân do bốn đại tác thành này.
5) -- Thế Tôn có thể hóa thân (opapàti) với như ý lực, đi đến Phạm thiên giới với thân do ý làm ra. Thế Tôn có thể rõ biết được với như ý lực, đi đến Phạm thiên giới với thân do bốn đại hợp thành. Như vậy, bạch Thế Tôn, Thế Tôn thật là vi diệu, thật là hy hữu!
-- Thật vậy, này Ananda, Như Lai thật là vi diệu, này Ananda, vì Như Lai đầy đủ vi diệu pháp. Như Lai thật hy hữu, này Ananda, vì Như Lai đầy đủ hy hữu pháp.
6) Khi nào, này Ananda, Thế Tôn định thân trên tâm và định tâm trên thân, trong khi nhập vào và an trú lạc tưởng và khinh an tưởng trong thân; trong khi ấy, này Ananda, thân của Như Lai lại càng khinh an hơn, càng nhu nhuyến hơn, càng kham nhận hơn, càng chói sáng hơn.
7) Ví như một hòn sắt (hâm nóng) cả ngày, trở thành nhẹ nhàng hơn, nhu nhuyễn hơn, kham nhận hơn, chói sáng hơn. Cũng vậy, này Ananda, khi nào Thế Tôn định thân trên tâm hay định tâm trên thân; trong khi nhập vào và an trú lạc tưởng và khinh an tưởng trong thân; trong khi ấy, này Ananda, thân của Như Lai lại càng khinh an hơn, nhu nhuyễn hơn, càng kham nhận hơn, càng chói sáng hơn.
8) Trong khi, này Ananda, Thế Tôn định thân trên tâm hay định tâm trên thân, trong khi nhập vào và an trú lạc tưởng và khinh an tưởng trong thân; trong khi ấy, này Ananda, thân của Như Lai không mệt nhọc, từ đất bay bổng lên hư không, và thực hiện nhiều loại thần thông: Một thân hóa thành nhiều thân, nhiều thân hóa thành một thân... tự thân có thể bay đến Phạm thiên giới.
9) Ví như, này Ananda, hoa bông gòn hay hoa cỏ bông dại được gió thổi nhẹ, không mệt nhọc, từ đất bay bổng lên hư không. Cũng vậy, này Ananda, trong khi Thế Tôn định thân trên tâm, hay định tâm trên thân, trong khi nhập vào và an trú lạc tưởng, khinh an tưởng trong thân; trong khi ấy, này Ananda, thân của Như Lai không có gì mệt nhọc, có thể từ đất bay bổng lên hư không, và thực hiện nhiều loại thần thông: Một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân... tự thân có thể bay đến Phạm thiên giới.
[Hết trích]
Pháp - Phật - Thần Thông
[Tương Ưng Bộ / Tập V - Thiên Ðại Phẩm / [51] Chương VII. Tương Ưng Như Ý Túc / II. Phẩm Lầu Rung Chuyển]
11.I. Trước hay Nhân (S.v,263)
1) Tại Sàvatthi.2) -- Trước khi Ta giác ngộ, này các Tỷ-kheo, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau: "Do nhân gì, do duyên gì, tu tập như ý túc?" Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau:
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tu tập như ý túc câu hữu với dục định tinh cần hành, với ý nghĩ: "Như vậy, ý muốn (dục) của ta sẽ không quá thụ động và không quá hăng say, sẽ không co rút phía trong, sẽ không phân tán phía ngoài, an trú với tưởng trước sau đồng đẳng (pacchàpure-sanni). Trước thế nào, thời sau như vậy; sau thế nào, thời trước như vậy. Dưới thế nào, thời trên như vậy; trên thế nào, thời dưới như vậy. Ban ngày thế nào, thời ban đêm như vậy; ban đêm thế nào, thời ban ngày như vậy". Như vậy, với tâm rộng mở, với tâm không gò bó (apariyonaddhena), với tâm chói sáng, vị ấy tu tập tâm.
4) Có người tu tập như ý túc câu hữu với tinh tấn định tinh cần hành, với ý nghĩ: "Như vậy, tinh tấn của ta sẽ không quá thụ động và cũng không quá hăng say, sẽ không co rút phía trong, sẽ không phân tán phía ngoài, an trú với tưởng trước sau đồng đẳng. Trước thế nào, thời sau như vậy; sau thế nào, thời trước như như vậy. Dưới thế nào, thời trên như vậy; trên thế nào, thời dưới như vậy. Ban ngày thế nào, thời ban đêm như vậy; ban đêm thế nào, thời ban ngày như vậy". Như vậy, với tâm rộng mở, với tâm không gò bó, với tâm chói sáng, vị ấy tu tập tâm.
5) Có người tu tập tập như ý túc câu hữu với tâm định tinh cần hành, với ý nghĩ: "Như vậy, tâm của ta sẽ không quá thụ động và cũng không quá hăng say, sẽ không co rút phía trong, sẽ không phân tán phía ngoài, an trú với tưởng trước sau đồng đẳng. Trước thế nào, thời sau như vậy; sau thế nào, thời trước như vậy. Dưới thế nào, thời trên như vậy; trên thế nào, thời dưới như vậy. Ban ngày thế nào, thời ban đêm như vậy; ban đêm thế nào, thời ban ngày như vậy". Như vậy, với tâm rộng mở, không với tâm gò bó, với tâm chói sáng, vị ấy tu tập tâm.
6) Có người tu tập như ý túc, câu hữu với tư duy định tinh cần hành, với ý nghĩ: "Như vậy, tâm của ta sẽ không quá thụ động và cũng không quá hăng say, sẽ không co rút phía trong, sẽ không phân tán phía ngoài, an trú với tưởng trước sau đồng đẳng. Trước thế nào, thời sau như vậy; sau thế nào, thời trước như vậy. Dưới thế nào, thời trên như vậy; trên thế nào, thời dưới như vậy. Ban ngày thế nào, thời ban đêm như vậy; ban đêm thế nào, thời ban ngày như vậy". Như vậy, với tâm rộng mở, không với tâm gò bó, với tâm chói sáng, vị ấy tu tập tâm.
7) Tu tập bốn như ý túc như vậy, làm cho sung mãn như vậy, Tỷ-kheo chứng được nhiều loại thần thông: Một thân hiện ra nhiều thân; nhiều thân hiện ra một thân; hiện hình, biến hình, đi ngang qua tường, qua thành lũy, qua núi, không dính như đi ngang qua hư không; trồi lên, độn thổ, ngang qua đất liền như ở trong nước; đi trên nước không nứt ra như đi trên đất liền; ngồi kiết-già, đi trên hư không như con chim, với bàn tay chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại thần lực, đại uy thần như vậy; có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên.
8) Tu tập như ý túc như vậy, làm cho sung mãn như vậy, Tỷ-kheo chứng được thiên nhĩ thông thanh tịnh, siêu nhân, có thể nghe hai loại tiếng, chư Thiên và loài Người, hoặc xa hoặc gần.
9) Tu tập bốn như ý túc như vậy, làm cho sung mãn như vậy, Tỷ-kheo với tâm của mình rõ biết tâm của các chúng sanh, của những người khác. Với tâm có tham, vị ấy rõ biết là tâm có tham; với tâm không có tham, rõ biết là tâm không có tham; với tâm có sân, rõ biết là tâm có sân; với tâm không có sân, rõ biết là tâm không có sân; với tâm có si rõ biết là tâm có si; với tâm không có si, rõ biết là tâm không có si; với tâm co rút, rõ biết là tâm co rút; với tâm tán loạn, rõ biết là tâm tán loạn; với tâm đại hành, rõ biết là tâm đại hành; với tâm không đại hành, rõ biết là tâm không đại hành; với tâm hữu hạn, rõ biết là tâm hữu hạn; với tâm vô thượng, rõ biết là tâm vô thượng; với tâm Thiền định, rõ biết là tâm Thiền định; với tâm không Thiền định, rõ biết là tâm không Thiền định; với tâm không giải thoát, rõ biết là tâm không giải thoát; với tâm giải thoát, rõ biết là tâm giải thoát.
10) Tu tập bốn như ý túc như vậy, làm cho sung mãn như vậy, vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ: Như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: 'Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, món ăn như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, món ăn như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây". Như vậy, vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ với các nét đại cương và các chi tiết.
11) Tu tập bốn như ý túc như vậy, làm cho sung mãn như vậy, Tỷ-kheo với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh: Vị ấy rõ biết chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang ; người đẹp đẽ, kẻ thô xấu; người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Các vị này làm những ác hạnh về thân, ngữ hay ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những vị làm những thiện hạnh về thân, ngữ và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến; những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, cõi trời, trên đời này. Như vậy, vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng: "Chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ".
12) Tu tập bốn như ý túc như vậy, làm cho sung mãn như vậy, Tỷ-kheo do đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ và chứng đạt vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
[Hết trích]
Pháp - Thần Thông
Năm uẩn (Ngũ uẩn, Ngũ ấm), là năm nhóm tượng trưng cho năm yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm. Ngoài Năm uẩn đó ra không có gì gọi là cái "ta".
Năm uẩn là:
Sắc uẩn
Chỉ sự nhận biết mình có thân và sáu giác quan (hay còn gọi là lục căn, bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý), do Tứ đại chủng tạo thành, đó là bốn yếu tố đất, nước, gió, lửa.Sắc tạo nên các giác quan và đối tượng của chúng. Cái biết của sắc uẩn gọi là sắc thức, là sáu dạng ý thức liên hệ tới sáu giác quan: Ý thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sắc thức phụ thuộc vào sáu căn tiếp xúc với sáu trần để hình thành nên sáu thức.
"Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là sắc? Bị thay đổi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là sắc. Bị thay đổi bởi cái gì? Bị thay đổi bởi lạnh, bị thay đổi bởi nóng, bị thay đổi bởi đói, bị thay đổi bởi khát, bị thay đổi bởi sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng và rắn. Bị thay đổi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là sắc."
Thọ uẩn
Tức là toàn bộ các cảm giác, cảm nhận sự thay đổi chung quanh, không phân biệt chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính."Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là thọ? Ðược cảm thọ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thọ. Cảm thọ gì? Cảm thọ lạc, cảm thọ khổ, cảm thọ phi khổ phi lạc. Ðược cảm thọ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thọ."
Tưởng uẩn
Là nhận biết sự khác biệt, như là màu này khác màu kia, mùi này khác mùi kia..."Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là tưởng? Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng. Nhận rõ gì? Nhận rõ màu xanh, nhận rõ màu vàng, nhận rõ màu đỏ, nhận rõ màu trắng. Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng."
Hành uẩn
Hành là ý định, toan tính, suy tư, cân nhắc trước 1 quyết định. Hành bao gồm tất cả các chủ tâm trước khi một hành động được hình thành. Hành là đối tượng đã tạo nên nghiệp thiện ác. (Gồm Thân hành, Khẩu hành, Ý hành)"Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là hành? Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi nên gọi là hành. Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi gì? Làm cho hiện hành sắc với sắc tánh, làm cho hiện hành thọ với thọ tánh, làm cho hiện hành tưởng với tưởng tánh, làm cho hiện hành các hành với hành tánh, làm cho hiện hành thức với thức tánh. Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là các hành."
Thức uẩn
Là sự nhận thức nhờ mặc định, mặc định cái này chua, mặc định cái kia đắng, mặc định cái nọ màu đỏ, mặc định cái kia nóng, cái này lợi, cái kia không lợi... Đây cũng là bước chuyển tiếp của tưởng uẩn và hành uẩn, từ sự cảm nhận sự khác biệt rồi suy tư cân nhắc xem mức độ khác biệt như thế nào, cho đến định nghĩa sự khác biệt bằng những danh từ hay tên gọi cho từng sự vật, sự việc, hiện tượng..."Và này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là thức? Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức. Rõ biết gì? Rõ biết chua, rõ biết đắng, rõ biết cay, rõ biết ngọt, rõ biết chất kiềm... rõ biết không phải chất kiềm, rõ biết mặn, rõ biết không mặn. Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức."Ngũ uẩn cũng được gọi là năm ràng buộc vì chỉ có Phật hay A-la-hán mới không bị dính mắc nơi chúng. Đặc tính chung của chúng là Vô thường, Vô ngã và Khổ.
Tính chất khổ và vô thường của năm uẩn là một trong những quan điểm quan trọng nhất của Phật giáo. Khổ xuất phát từ lòng ham muốn, không hiểu sự vô thường của ngũ uẩn, không chắc thật của các uẩn đó; và con người được tạo thành từ năm uẩn đó không gì khác hơn là một sự giả hợp, không có một cái "ta" thật sự đứng đằng sau con người đó (Vô ngã). Tri kiến về tính vô ngã của ngũ uẩn là một tri kiến rất quan trọng, nó có thể đưa đến giải thoát. Đại sư người Đức Nyānatiloka trình bày như sau về tầm quan trọng đó:
"Đời sống của mỗi chúng ta thực chất chỉ là một chuỗi hiện tượng thân tâm, một chuỗi hiện tượng đã hoạt động vô lượng kiếp trước khi ta sinh ra và sẽ còn tiếp tục vô tận sau khi ta chết đi. Ngũ uẩn này, dù riêng lẻ từng uẩn hay hợp chung lại, chúng không hề tạo thành một cái gì gọi là cái ta. Ngoài chúng ra, không còn cái gì được gọi là một thể của cái ta độc lập với chúng, để ta tạm gọi nó là cái ta. Lòng tin có một cái ta, có một nhân cách độc lập chỉ là một ảo tưởng."Joseph Goldstein cũng viết:
"Cái mà chúng ta gọi là cái ta chỉ là ngũ uẩn đang hiện hành vô chủ."Nguồn: wikipedia
Các khái niệm
[Tương Ưng Bộ / Tập V - Thiên Ðại Phẩm / [47] Chương III. Tương Ưng Niệm Xứ / I. Phẩm Ambapàli] :
9. IX. Bệnh (Trường 2, Ðại 1,15ab) (S.v,152)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Vesàli, tại làng Beluva.
2) Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Hãy đến, này các Tỷ-kheo, hãy an cư vào mùa mưa xung quanh Vesàli, chỗ nào có bạn bè, có người quen biết (sandittham), có người thân thiết (sambhattam). Ở đây, Ta sẽ an cư mùa mưa tại làng Veluva này.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, an cư mùa mưa xung quanh Vesàli, tại chỗ có bạn bè, có người quen biết, có người thân thiết. Còn Thế Tôn thời an cư mùa mưa tại làng Beluva.
3) Trong khi Thế Tôn an cư mùa mưa, một cơn bệnh trầm trọng khởi lên, những cảm thọ khốc liệt gần như chết tiếp diễn. Ở đây, Thế Tôn chánh niệm, tỉnh giác, không có than vãn.
4) Rồi Thế Tôn suy nghĩ: "Thật không tương xứng đối với Ta, nếu Ta không báo trước các vị ủng hộ Ta và không từ giã chúng Tỷ-kheo mà nhập Niết-bàn. Vậy Ta hãy tinh tấn nhiếp phục trọng bệnh này, lưu giữ mạng hành (jìvitasankhàra) và sống". Rồi Thế Tôn với sức tinh tấn nhiếp phục trọng bệnh ấy, lưu giữ mạng hành và sống.
5) Rồi Thế Tôn thoát khỏi cơn bệnh; thoát khỏi cơn bệnh không bao lâu, Ngài đi ra khỏi nhà bệnh, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn, trong bóng im, sau lưng ngôi nhà.
6) Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, con thấy Thế Tôn kham nhẫn! Bạch Thế Tôn, con thấy Thế Tôn chịu đựng! Bạch Thế Tôn, thân con cảm thấy yếu ớt như lau sậy, mắt con mờ mịt không thấy rõ phương hướng. Pháp không được tỏ rõ cho con vì Thế Tôn bị bệnh. Nhưng bạch Thế Tôn, con được chút an ủi rằng Thế Tôn sẽ không diệt độ, nếu Ngài không có lời di giáo lại cho chúng Tỷ-kheo.
7) -- Này Ananda, chúng Tỷ-kheo còn mong mỏi gì nữa ở nơi Ta. Này Ananda, Ta giảng pháp không có phân biệt trong ngoài. Vì, này Ananda, đối với các pháp, Như Lai không bao giờ là vị Ðạo Sư còn nắm tay. Này Ananda, những ai nghĩ rằng Ta sẽ là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo, hay : Chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta, thời này Ananda, người ấy sẽ có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo. Này Ananda, Như Lai không có nghĩ rằng: "Ta sẽ là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo", hay "Chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta", thời này Ananda, làm sao Như Lai lại có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo?
8) Này Ananda, Ta nay đã già, bậc trưởng thượng, bậc trưởng lão, đã đạt đến đoạn cuối của đời, đã đến tám mươi tuổi. Này Ananda, như cỗ xe đã già mòn, sở dĩ còn chạy được là nhờ dây thừng chằng chịt. Cũng vậy, thân Như Lai được duy trì sự sống giống như chính nhờ dây thừng chằng chịt.
9) Này Ananda, chỉ trong khi Như Lai không tác ý đến tất cả tướng, với sự diệt trừ một số cảm thọ, chứng và an trú vô tướng tâm định, chính khi ấy, thân Như Lai được thoải mái. Vậy này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một điều gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác. Và này Ananda, thế nào là Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?
10) Này Ananda, ở đây, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời; quán thọ trên các thọ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này Ananda, như vậy là Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa cho chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều gì khác.
11) Này Ananda, những ai hiện nay hoặc sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một gì khác; những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.
[Hết trích]
Pháp - Phật
[Trích kinh Tương Ưng Bộ / Tập V - Thiên Ðại Phẩm / [46] Chương II. Tương Ưng Giác Chi / I. Phẩm Núi] :
1.I. Tuyết Sơn (S.v,63)
1)... 2)... 3)... 4)...
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo,
- Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
- Tỷ-kheo tu tập trạch pháp giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
- Tỷ-kheo tu tập tinh tấn giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
- Tỷ-kheo tu tập hỷ giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
- Tỷ-kheo tu tập khinh an giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
- Tỷ-kheo tu tập định giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
- Tỷ-kheo tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
6) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo y cứ vào giới, an trú vào giới, tu tập bảy giác chi, làm cho sung mãn bảy giác chi, đạt được sự to lớn, sự quảng đại trong các pháp.
...
5.V. Vị Tỷ-Kheo (S.v,72)
1) ...
2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến... ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn :
--"Giác chi, giác chi", bạch Thế Tôn, được gọi là như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi là giác chi?
-- Này Tỷ-kheo, chúng đưa đến giác ngộ, do vậy, chúng được gọi là các giác chi.
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo,
- Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
- Tỷ-kheo tu tập trạch pháp giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
- Tỷ-kheo tu tập tinh tấn giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
- Tỷ-kheo tu tập hỷ giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
- Tỷ-kheo tu tập khinh an giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
- Tỷ-kheo tu tập định giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
- Tỷ-kheo tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
4) Do vị ấy tu tập bảy giác chi này, tâm được giải thoát khỏi dục lậu, tâm được giải thoát khỏi hữu lậu, tâm được giải thoát khỏi vô minh lậu. Trong sự giải thoát, trí khởi lên : "Ta đã được giải thoát". Vị ấy biết rõ : "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
5) Chúng đưa đến giác ngộ, này Tỷ-kheo, nên chúng được gọi là giác chi.
...
28.VIII. Thể Nhập (Nibbedha). (S.v,87)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông con đường thể nhập phần (nibbedhabhàgiyam). Hãy lắng nghe.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường thể nhập phần? Tức là bảy giác chi. Thế nào là bảy? Niệm giác chi, Trạch pháp giác chi, Tinh tấn giác chi, Hỷ giác chi, Khinh an giác chi, Định giác chi, Xả giác chi.
4) Khi nghe nói vậy, Tôn giả Udàyi bạch Thế Tôn :
-- Tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, bạch Thế Tôn, bảy giác chi đưa đến thể nhập?
5) -- Ở đây, này Udàyi,
- Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ, quảng đại, to lớn, vô lượng, không sân. Vị ấy nhờ tâm tu tập niệm giác chi, đâm thủng được (nibbijjhati), phá vỡ được (padàleti) tham uẩn từ trước chưa từng bị đâm thủng, từ trước chưa từng bị phá vỡ; vị ấy đâm thủng được, phá vỡ được sân uẩn từ trước chưa từng bị đâm thủng, từ trước chưa từng bị phá vỡ; vị ấy đâm thủng được, phá vỡ được si uẩn từ trước chưa từng bị đâm thủng, từ trước chưa từng bị phá vỡ.
- Tỷ-kheo tu tập Trạch pháp giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ, quảng đại, to lớn, vô lượng, không sân. Vị ấy nhờ tâm tu tập niệm giác chi, đâm thủng được (nibbijjhati), phá vỡ được (padàleti) tham uẩn từ trước chưa từng bị đâm thủng, từ trước chưa từng bị phá vỡ; vị ấy đâm thủng được, phá vỡ được sân uẩn từ trước chưa từng bị đâm thủng, từ trước chưa từng bị phá vỡ; vị ấy đâm thủng được, phá vỡ được si uẩn từ trước chưa từng bị đâm thủng, từ trước chưa từng bị phá vỡ.
- Tỷ-kheo tu tập Tinh tấn giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ, quảng đại, to lớn, vô lượng, không sân. Vị ấy nhờ tâm tu tập niệm giác chi, đâm thủng được (nibbijjhati), phá vỡ được (padàleti) tham uẩn từ trước chưa từng bị đâm thủng, từ trước chưa từng bị phá vỡ; vị ấy đâm thủng được, phá vỡ được sân uẩn từ trước chưa từng bị đâm thủng, từ trước chưa từng bị phá vỡ; vị ấy đâm thủng được, phá vỡ được si uẩn từ trước chưa từng bị đâm thủng, từ trước chưa từng bị phá vỡ.
- Tỷ-kheo tu tập Hỷ giác chi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ, quảng đại, to lớn, vô lượng, không sân. Vị ấy nhờ tâm tu tập niệm giác chi, đâm thủng được (nibbijjhati), phá vỡ được (padàleti) tham uẩn từ trước chưa từng bị đâm thủng, từ trước chưa từng bị phá vỡ; vị ấy đâm thủng được, phá vỡ được sân uẩn từ trước chưa từng bị đâm thủng, từ trước chưa từng bị phá vỡ; vị ấy đâm thủng được, phá vỡ được si uẩn từ trước chưa từng bị đâm thủng, từ trước chưa từng bị phá vỡ.
- Tỷ-kheo tu tập Khinh an giác chi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ, quảng đại, to lớn, vô lượng, không sân. Vị ấy nhờ tâm tu tập niệm giác chi, đâm thủng được (nibbijjhati), phá vỡ được (padàleti) tham uẩn từ trước chưa từng bị đâm thủng, từ trước chưa từng bị phá vỡ; vị ấy đâm thủng được, phá vỡ được sân uẩn từ trước chưa từng bị đâm thủng, từ trước chưa từng bị phá vỡ; vị ấy đâm thủng được, phá vỡ được si uẩn từ trước chưa từng bị đâm thủng, từ trước chưa từng bị phá vỡ.
- Tỷ-kheo tu tập Định giác chi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ, quảng đại, to lớn, vô lượng, không sân. Vị ấy nhờ tâm tu tập niệm giác chi, đâm thủng được (nibbijjhati), phá vỡ được (padàleti) tham uẩn từ trước chưa từng bị đâm thủng, từ trước chưa từng bị phá vỡ; vị ấy đâm thủng được, phá vỡ được sân uẩn từ trước chưa từng bị đâm thủng, từ trước chưa từng bị phá vỡ; vị ấy đâm thủng được, phá vỡ được si uẩn từ trước chưa từng bị đâm thủng, từ trước chưa từng bị phá vỡ.
- Tỷ-kheo tu tập Xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ, quảng đại, to lớn, vô lượng, không sân. Vị ấy nhờ tâm tu tập xả giác chi, đâm thủng được, phá vỡ được tham uẩn từ trước chưa từng bị đâm thủng, từ trước chưa từng bị phá vỡ; vị ấy đâm thủng được, phá vỡ được sân uẩn từ trước chưa từng bị đâm thủng, từ trước chưa từng bị phá vỡ; vị ấy đâm thủng được, phá vỡ được si uẩn từ trước chưa từng bị đâm thủng, từ trước chưa từng bị phá vỡ.
6) Tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy, này Udàyi, bảy giác chi đưa đến thể nhập.
29.IX. Một Pháp (S.v,88)
1) ...
2) -- Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến đoạn tận các pháp có khả năng sanh kiết sử. Ðó chính là bảy giác chi, này các Tỷ-kheo, thế nào là bảy? Niệm giác chi... xả giác chi.
3) Tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, này các Tỷ-kheo, bảy giác chi đưa đến đoạn tận các pháp có khả năng sanh kiết sử? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi liên hệ đến viễn ly,... tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy, này các Tỷ-kheo, bảy giác chi đưa đến đoạn tận các pháp có khả năng sanh kiết sử.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp có khả năng sanh kiết sử?
- Mắt, này các Tỷ-kheo, là pháp có khả năng sanh kiết sử. Ở đây, khởi lên các tham trước (ajjhosanà), sai sử, trói buộc (samyojanavinibandhà).
- Tai là pháp có khả năng sanh kiết sử. Ở đây, khởi lên các tham trước, sai sử, trói buộc.
- Mũi là pháp có khả năng sanh kiết sử. Ở đây, khởi lên các tham trước, sai sử, trói buộc.
- Lưỡi là pháp có khả năng sanh kiết sử. Ở đây, khởi lên các tham trước, sai sử, trói buộc.
- Xúc chạm là pháp có khả năng sanh kiết sử. Ở đây, khởi lên các tham trước, sai sử, trói buộc.
- Ý là pháp có khả năng sanh kiết sử. Ở đây, khởi lên các tham trước, sai sử, trói buộc.
Những pháp này, này các Tỷ-kheo, được gọi là các pháp có khả năng sanh kiết sử.
[Hết trích]
Pháp
[Tương Ưng Bộ / Tập V - Thiên Ðại Phẩm / [46] Chương II. Tương Ưng Giác Chi / IV. Phẩm Triền Cái] :
33.III. Cấu Uế (1) (S.v,92)
1) ...2) -- Này các Tỷ-kheo có năm cấu uế này đối với vàng. Do những cấu uế ấy, vàng bị uế nhiễm, không có nhu nhuyến, không có kham nhậm, không có chói sáng, dễ bị bể vụn (pabhangu), và không chân chánh chịu sử dụng.
3) Sắt, này các Tỷ-kheo, là cấu uế của vàng. Do cấu uế ấy, vàng bị uế nhiễm... chịu sử dụng.
4) Ðồng (loham), này các Tỷ-kheo, là cấu uế của vàng. Do cấu uế ấy, vàng bị uế nhiễm... chịu sử dụng.
5) Thiếc (tipu), này các Tỷ-kheo, là cấu uế của vàng. Do cấu uế ấy, vàng bị uế nhiễm...
6) Chì (siisam), này các Tỷ-kheo, là cấu uế của vàng. Do cấu uế ấy, vàng bị uế nhiễm...
7) Bạc (sajjhum), này các Tỷ-kheo, là cấu uế của vàng. Do cấu uế ấy, vàng bị uế nhiễm, không có nhu nhuyến, không có kham nhậm, không có chói sáng, dễ bị bể vụn, và không chân chánh chịu sử dụng.
8) Chính cấu uế của vàng, này các Tỷ-kheo, do những cấu uế ấy, vàng bị uế nhiễm, không có nhu nhuyến, không có kham nhậm, không có chói sáng, dễ bị bể vụn, và không chân chánh chịu sử dụng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có năm cấu uế này của tâm, chính những cấu uế ấy khiến tâm bị uế nhiễm, không có nhu nhuyến, không có kham nhậm, không có chói sáng, dễ bị bể vụn, không chân chánh được định tĩnh để đoạn diệt các lậu hoặc. Thế nào là năm?
9) Dục tham (kàmachanda), này các Tỷ-kheo, là cấu uế của tâm. Do cấu uế ấy, tâm bị uế nhiễm, không có nhu nhuyến, không có kham nhậm, không có chói sáng, dễ bị bể vụn, không chân chánh được định tĩnh để đoạn diệt các lậu hoặc.
10-13) ... (Với sân, hôn trầm thụy miên, trạo hối, nghi)
14) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm cấu uế của tâm. Chính do những cấu uế ấy, tâm không có nhu nhuyến, không có kham nhậm, không có chói sáng, dễ bị bể vụn, và không chân chánh được định tĩnh để đoạn diệt các lậu hoặc.
...
40.X. Triền Cái (Tạp 26, 68, Ðại 2, 189c) (S.v,97)
1) ...2) -- Năm triền cái này, này các Tỷ-kheo, tác thành si ám, tác thành không mắt, tác thành vô trí, đoạn diệt trí tuệ, dự phần vào tổn hại, không đưa đến Niết-bàn. Thế nào là năm? Dục tham triền cái, này các Tỷ-kheo, tác thành si ám, tác thành không mắt, tác thành vô trí, đoạn diệt trí tuệ, dự phần vào tổn hại, không đưa đến Niết-bàn. Sân triền cái... Hôn trầm thụy miên triền cái... Trạo hối triền cái... Nghi hoặc triền cái, này các Tỷ-kheo, tác thành si ám, tác thành không mắt, tác thành vô trí, đoạn diệt trí tuệ, dự phần vào tổn hại, không đưa đến Niết-bàn. Năm triền cái này, này các Tỷ-kheo, tác thành si ám, tác thành không mắt, tác thành vô trí, đoạn diệt trí tuệ, dự phần vào tổn hại, không đưa đến Niết-bàn.
3) Bảy giác chi này, này các Tỷ-kheo, tác thành mắt, tác thành trí, làm tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào tổn hại, đưa đến Niết-bàn. Thế nào là bảy? Niệm giác chi, này các Tỷ-kheo, tác thành mắt, tác thành trí, làm tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào tổn hại, đưa đến Niết-bàn. Trạch pháp... Tinh tấn... Hỷ... Khinh an... Ðịnh... Xả giác chi, này các Tỷ-kheo, tác thành mắt, tác thành trí, làm tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào tổn hại, đưa đến Niết-bàn. Bảy giác chi này, này các Tỷ-kheo, tác thành mắt, tác thành trí, làm tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào tổn hại, đưa đến Niết-bàn.
[Hết trích]
Pháp
[Tương Ưng Bộ / Tập V - Thiên Ðại Phẩm / [46] Chương II. Tương Ưng Giác Chi / II. Phẩm Về Bệnh] :
14.IV. Bệnh (1) (S.v,79)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Vương Xá, rừng Trúc Lâm, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahà Kassapa trú ở hang Pipphalì, bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh.
3) Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn giả Mahà Kassapa; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn.
4) Ngồi xuống, Thế Tôn nói với Tôn giả Mahà Kassapa :
-- Này Kassapa, Ông có kham nhẫn được chăng? Ông có chịu đựng được chăng? Có phải khổ thọ giảm thiểu, không có tăng trưởng? Có phải có triệu chứng giảm thiểu, không có tăng trưởng?
-- Bạch Thế Tôn, con không thể kham nhẫn, con không thể chịu đựng. Khổ thọ kịch liệt tăng trưởng nơi con, không có giảm thiểu. Có triệu chứng tăng trưởng, không có giảm thiểu.
5) -- Này Kassapa, bảy giác chi này do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Thế nào là bảy? Niệm giác chi, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn... Xả giác chi, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Bảy giác chi này, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
-- Thật vậy, bạch Thế Tôn, chúng là giác chi. Thật vậy, bạch Thiện Thệ, chúng là giác chi.
6) Thế Tôn thuyết như vậy, Tôn giả Mahà Kassapa hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Và Tôn giả Mahà Kassapa được thoát khỏi bệnh ấy. Bệnh ấy của Tôn giả Mahà Kassapa được đoạn tận như vậy.
15.V. Bệnh (2) (S.v,80)
1-6) (Hoàn toàn giống kinh trên, chỉ khác đây là trường hợp ngài Mahà Moggalàna).
16.VI. Bệnh (3) (S.v,81)
1) Một thời Thế Tôn ở Vương Xá, rừng Trúc Lâm, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh.
3) Rồi Tôn giả Mahà Cunda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
4) Thế Tôn nói với Tôn giả Mahà Cunda đang ngồi một bên :
-- Này Cunda, hãy thuyết về giác chi.
5) -- Bạch Thế Tôn, có bảy giác chi này do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Thế nào là bảy? Bạch Thế Tôn, niệm giác chi do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn... Bạch Thế Tôn, xả giác chi do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Bạch Thế Tôn, bảy giác chi này do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
-- Thật vậy, này Cunda, chúng là giác chi. Thật vậy, này Cunda, chúng là giác chi.
6) Tôn giả Mahà Cunda thuyết như vậy, bậc Ðạo Sư chấp nhận. Và Thế Tôn thoát khỏi bệnh ấy. Bệnh ấy của Thế Tôn được đoạn tận như vậy. (Kinh Hán Tạng: Tăng, Ðại 2,73la)
[Hết trích]
Pháp
Tóm tắt:
Mặc dù chỉ là đệ tử tại gia, cư sĩ Citta có thể nhập định tứ thiền và giao tiếp với các chư thiên. Khi ông hấp hối, các chư thiên khuyên ông hãy nguyện: "Trong tương lai, ta sẽ thành vua Chuyển luân Thánh vương!". Người nhà không trông thấy chư thiên nên tưởng ông mê sảng.
[Tương Ưng Bộ / Tập IV - Thiên Sáu Xứ / [41] Chương VII. Tương Ưng Tâm / X. Thăm Người Bệnh (S.iv,302)] :
1-2) Lúc bấy giờ, gia chủ Citta bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh.
3) Rồi số đông chư Thiên ở hoa viên, chư Thiên ở rừng, chư Thiên ở cây, chư Thiên ở rừng các dược thảo, các cây trong rừng tụ hội lại và nói với gia chủ Citta:
-- Này Gia chủ hãy nguyện: "Trong tương lai, ta sẽ thành vua Chuyển luân Thánh vương!"
Khi được nghe nói vậy, gia chủ Citta nói với chư Thiên ở hoa viên, chư Thiên ở rừng, chư Thiên ở cây, chư Thiên ở rừng các dược thảo, các cây trong rừng:
-- Cái ấy là vô thường, cái ấy là không thường hằng, cái ấy cần phải bỏ đi và vượt qua.
4) Khi được nghe nói vậy, các bạn bè thân hữu, các bà con huyết thống nói với gia chủ Ciita:
-- Này Thiện gia nam tử, hãy an trú chánh niệm, chớ có nói lung tung.
-- Tôi nói với các vị những gì khiến các vị nói với tôi: "Này Thiện gia nam tử, hãy an trú chánh niệm, chớ có nói lung tung"?
-- Này Thiện nam tử, vì Ông nói như sau: "Cái ấy là vô thường, cái ấy là không thường hằng, cái ấy cần phải bỏ đi và vượt qua".
-- Vì rằng, chư Thiên các hoa viên, chư Thiên ở rừng, chư Thiên ở cây, chư Thiên trú ở rừng các dược thảo, các cây trong rừng đã nói với tôi như sau: "Này Gia chủ, hãy nguyện: 'Trong tương lai, ta sẽ thành vua Chuyển luân Thánh vương'". Cho nên tôi mới trả lời với họ: 'Cái ấy là vô thường, cái ấy là không thường hằng, cái ấy cần phải bỏ đi và vượt qua'".
5) -- Này Thiện gia nam tử, các chư Thiên ở hoa viên... các cây trong rừng đã quán thấy ý nghĩa gì mà nói với Ông: "Này Gia chủ hãy nguyện: 'Trong tương lai, ta sẽ thành vua Chuyển luân Thánh vương""?
-- Các chư Thiên ở hoa viên, chư Thiên ở rừng, chư Thiên ở cây, chư Thiên trú ở rừng các dược thảo, các cây trong rừng ấy đã suy nghĩ như sau: "Gia chủ Citta này giữ giới, tánh thiện, nếu phát nguyện: 'Trong tương lai, ta sẽ thành vị Chuyển luân Thánh vương!" Tâm nguyện thanh tịnh, đúng pháp, sẽ làm cho thành công người trì giới, sẽ đem đến quả đúng pháp". Chư Thiên ở hoa viên, chư Thiên ở rừng, chư Thiên ở cây, chư Thiên ở rừng các dược thảo, các cây trong rừng ấy, do quán thấy ý nghĩa như vậy nên đã nói như sau: "Này Gia chủ, hãy phát nguyện: 'Trong tương lai ta làm vị Chuyển luân Thánh vương"". Do vậy, tôi nói với họ: "Cái ấy là vô thường, cái ấy là không thường hằng, cái ấy cần phải bỏ đi và vượt qua".
-- Này Thiện gia nam tử, hãy giáo giới cho chúng tôi.
-- Vậy các Ông cần phải học như sau: "Chúng tôi sẽ đầy đủ lòng tin bất động đối với đức Phật: 'Vị ấy là Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn". Chúng tôi sẽ có đủ lòng tin bất động đối với Pháp: 'Ðây là Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có kết quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu'. Chúng tôi sẽ có đầy đủ lòng tin bất động đối với chúng Tăng: 'Thiện hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Như lý hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Thanh tịnh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng được tôn kính, đáng được cung kính, đáng được kính lễ, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời'. Tất cả những gì có thể đem cho trong gia tộc, tất cả phải đem cúng dường, phân phát cho những vị trì giới và có thiện tánh".
Như vậy, các Ông cần phải học tập.
7) Khi gia chủ Citta khiến cho các bạn bè thân hữu, các bà con huyết thống có tịnh tín đối với đức Phật, đối với Pháp, đối với chúng Tăng và khuyên họ bố thí, vị ấy liền mệnh chung.
[Hết trích]
hot - Pháp - Phật tử - Cư sĩ
[Tương Ưng Bộ / Tập IV - Thiên Sáu Xứ / [41] Chương VII. Tương Ưng Tâm / IX. Acela (Lõa thể) (S.iv,300)] :
1). ..
2) Lúc bấy giờ lõa thể Kassapa đã đi đến Macchikàsanda, một bạn cũ của gia chủ Citta khi còn là gia chủ.
3) Gia chủ Citta nghe lõa thể Kassapa, một bạn cũ của mình khi còn là gia chủ, đã đến Macchikàsanda.
Rồi gia chủ Citta đi đến lõa thể Kassapa; sau khi đến, nói lên với lõa thể Kassapa những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên.
4) Ngồi một bên, gia chủ Citta nói với lõa thể Kassapa:
-- Tôn giả Kassapa, Tôn giả xuất gia đã bao lâu?
-- Này Gia chủ, ta đã xuất gia khoảng ba mươi năm.
5) -- Thưa Tôn giả, trong ba mươi năm ấy, Tôn giả có chứng được pháp thượng nhơn nào, tri kiến thù thắng nào xứng đáng bậc Thánh và được lạc trú?
-- Này Gia chủ, trong suốt ba mươi năm ấy, ta không chứng được và không được lạc trú một pháp thượng nhân nào, một tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh, ngoại trừ sự lõa thể, sự trọc đầu, sự phủi bụi và đất cát (pàvàlanipphotana).
6) Khi nghe nói vậy, gia chủ Citta nói với lõa thể Kassapa:
-- Thật là bất tư nghì, thật là hy hữu, chánh pháp được thuyết trong suốt ba mươi năm ấy, không chứng được, không được lạc trú một pháp thượng nhân nào, một tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh!
7) -- Này Gia chủ, đã bao lâu Ông làm người cư sĩ?
-- Thưa Tôn giả, tôi thành người cư sĩ đã được ba mươi năm.
8) -- Trong suốt ba mươi năm ấy, này Gia chủ, Ông có chứng được và được lạc trú pháp thượng nhân nào, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh?
-- Sao lại không vậy được, thưa Tôn giả! Nếu tôi muốn, thưa Tôn giả, tôi ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Nếu tôi muốn, thưa Tôn giả, tôi chỉ tịnh tầm và tứ... chứng và trú Thiền thứ hai. Nếu tôi muốn, thưa Tôn giả, ly hỷ... tôi chứng và trú Thiền thứ ba. Nếu tôi muốn, thưa Tôn giả, đoạn tận lạc... tôi chứng và trú Thiền thứ tư. Nếu tôi mệnh chung sớm hơn Thế Tôn, thưa Tôn giả, không có gì lạ, nếu Thế Tôn sẽ nói về tôi như sau: "Không có một kiết sử nào, do bị trói buộc bởi kiết sử ấy, Citta trở lui tại thế giới này nữa".
9) Khi nghe nói vậy, lõa thể Kassapa nói với gia chủ Citta:
-- Thật là vi diệu, thưa Tôn giả! Thật là hy hữu, thưa Tôn giả, Chánh pháp được khéo thuyết. Một gia chủ mặc áo trắng lại có thể chứng đạt được, lại có thể lạc trú pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh! Thưa Gia chủ, hãy cho tôi được xuất gia trong Pháp và Luật này. Hãy cho tôi thọ đại giới...
[Hết trích]
Pháp - Phật tử - Cư sĩ
[Tương Ưng Bộ / Tập IV - Thiên Sáu Xứ / [41] Chương VII. Tương Ưng Tâm / IV. Mahaka (S.iv,288)] :
1) Một thời, một số đông các Tỷ-kheo trưởng lão trú tại Macchikàsanda, tại rừng Ambàtaka.
2) Rồi gia chủ Citta đi đến các Tỷ-kheo trưởng lão; sau khi đến, đảnh lễ các Tỷ-kheo trưởng lão rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi một bên, gia chủ Citta thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:
-- Bạch chư Thượng tọa, mong rằng chư vị trưởng lão ngày mai nhận lời mời dùng bữa ăn của con.
Các Tỷ-kheo trưởng lão im lặng nhận lời.
4-5) (Như đoạn 4,5 của kinh trước).
6) Rồi gia chủ Citta tự tay làm cho thỏa mãn, tự tay cúng dường các Tỷ-kheo trưởng lão với các món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm.
7) Các Tỷ-kheo trưởng lão sau khi ăn xong, rời tay khỏi bát, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Rồi gia chủ Citta, sau khi nói: "Hãy thâu lượm lại các đồ ăn dư tàn", liền đi theo sau lưng các Tỷ-kheo trưởng lão.
8) Lúc bấy giời, trời nóng rất là gay gắt (kutthitam). Và các Tỷ-kheo trưởng lão ấy đi với thân như bị chảy thành nước, vì các vị ấy đã ăn bữa ăn đầy đủ.
9) Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahaka là vị mới tu nhất giữa chúng Tỷ-kheo ấy. Rồi Tôn giả Mahaka thưa với Tôn giả Thera:
-- Lành thay, bạch Thượng tọa Thera, nếu có luồng gió mát thổi, có cơn giông nổi lên, có mưa từng hột xuống.
-- Lành thay, này Hiền giả Mahaka, nếu có luồng gió mát thổi, có cơn giông nổi lên, có mưa từng hột xuống.
10) Rồi Tôn giả Mahaka thực hành thần thông khiến cho gió mát thổi, cơn giông nổi lên, có mưa từng hột xuống.
11) Rồi cư sĩ Citta suy nghĩ như sau: "Tỷ-kheo mới tu nhất trong chúng Tỷ-kheo này lại có được thần thông lực như vậy".
12) Rồi Tôn giả Mahaka sau khi đến ngôi vườn (tịnh xá) liền nói với Tôn giả Thera:
-- Bạch Thượng tọa Thera, như vậy là vừa rồi.
-- Như vậy là vừa rồi, này Hiền giả Mahaka. Làm như vậy là vừa rồi, này Hiền giả Mahaka. Cúng dường như vậy là vừa rồi, này Hiền giả Mahaka.
13) Rồi các Tỷ-kheo trưởng lão đi đến ngôi tịnh xá, còn Tôn giả Mahaka đi đến tịnh xá của mình.
14) Rồi gia chủ Citta đi đến Tôn giả Mahaka; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Mahaka rồi ngồi xuống một bên.
15) Ngồi một bên, gia chủ Citta nói Tôn giả Mahaka:
-- Lành thay, bạch Thượng tọa, nếu Tôn đức Mahaka thị hiện cho con thấy thượng nhân pháp thần thông.
-- Vậy này Gia chủ, hãy trải thượng y trong hành lang và rải một bó cỏ.
-- Thưa vâng, bạch Thượng tọa.
Gia chủ Citta vâng đáp Tôn giả Mahaka, cho trải thượng y trong hành lang, và rải một bó cỏ.
16) Rồi Tôn giả Mahaka vào trong tịnh xá, gài then cửa lại, thực hành thần thông lực khiến cho ngọn lửa phun ra từ lỗ ống khóa và giữa các khe cửa, đốt cháy cỏ nhưng không đốt cháy thượng y.
17) Gia chủ Citta đập thượng y, hoảng hốt, lông tóc dựng ngược, đứng một bên.
18) Rồi Tôn giả Mahaka, từ tịnh xá đi ra và nói với gia chủ Citta:
-- Thôi, như vậy là vừa rồi, này Gia chủ.
-- Thôi, như vậy là vừa rồi, thưa Thượng tọa Mahaka. Làm như vậy là vừa rồi, thưa Thượng tọa Mahaka. Cúng dường như vậy là vừa rồi, thưa Thượng tọa Mahaka. Bạch Thượng tọa, mong Tôn đức Mahaka hãy sống thoải mái ở tại Macchikàsanda. Khả ái là rừng Ambàtaka! Con sẽ cố gắng cúng dường cho Tôn giả Mahaka các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.
-- Thật là lời nói chí thiện, này Gia chủ!
19) Rồi Tôn giả Mahaka dọn dẹp sàng tọa, cầm y bát, đi ra khỏi Macchikàasanda, và như vậy từ biệt Macchikàsanda không còn trở lui lại nữa.
[Hết trích]
Pháp - Thần Thông
Phạm thiên Bakka được các vị thần cho là vị Ðại Phạm thiên, đấng Toàn năng, Tối thắng, Biến nhãn, Thượng tôn, Thượng đế, Sáng tạo chủ, Hóa sanh chủ, Ðại tôn, Chúa tể mọi định mạng, đấng Tự tại, Tổ phụ các chúng sanh đã và sẽ sanh.
Bản thân Phạm thiên Bakka, cho đến khi được Đức Phật giáo giới, cũng nghĩ: "Ta là Phạm thiên, Ðại Phạm thiên, đấng Toàn năng, Tối thắng, Biến nhãn, Thượng tôn, Thượng đế, Sáng tạo chủ, Hóa sanh chủ, Ðại tôn, Chúa tể mọi định mạng, đấng Tự tại, Tổ phụ các chúng sanh đã và sẽ sanh".
Nhưng thực tế không phải vâỵ.
Có 3 bài kinh nói lên điều ngộ nhận đó.
I. Kinh Trung Bộ / 49. Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh
Tóm tắt:
Phạm thiên Baka, là vị Đại Phạm Thiên (ngôi vị cao nhất của cõi trời SẮC GIỚI Sơ Thiền). Phạm thiên Baka từng là một chúng sanh tại cõi trời Quang âm thiên (cõi trời cao nhất của SẮC GIỚI Nhị Thiền), nhưng vì trú ở cõi Phạm Thiên lâu quá nên không nhớ được.Vì nghĩ mình là đấng Toàn năng, Chúa tể mọi định mạng..., ông có tà kiến về sự thường còn. Biết được điều này Đức Phật tới gặp ông để giáo giới.
"Này Phạm thiên, có ba loại chư Thiên mà Ông không biết, không thấy, nhưng Ta biết, Ta thấy. Này Phạm thiên, có loại chư Thiên tên là Abhassara (Quang âm thiên), từ chư Thiên này, Ông mạng chung, và sanh ở nơi đây. Nhưng vì Ông an trú ở đấy quá lâu, nên Ông không nhớ được. Do đó, Ông không biết, không thấy, còn Ta biết, Ta thấy. Như vậy, này Phạm Thiên, Ta còn không chịu ngang hàng Ông về thượng trí huống nữa là thấp hơn. Do vậy, Ta thù thắng hơn Ông.".Ác Ma tìm cách phá. Phạm thiên Baka muốn thị hiện thần thông bằng cách biến mất, để chứng tỏ lời Đức Phật không đúng. Trước mặt Phật thần thông của vị này trở nên vô hiệu, ông không có thể biến đi đâu được. Trái laị, Phật đã thị hiện thần thông bằng cách biến mất trước mặt chúng Phạm thiên, trong khi mọi người vẫn nghe được tiếng Phật đọc một bài kệ.
II. Tương Ưng Bộ / Tập I - Thiên Có Kệ / [06] Chương VI. Tương Ưng Phạm Thiên / I. Phẩm Thứ Nhất / IV. Phạm Thiên Baka (S.i.142)
Tóm tắt:
Kinh này cũng nói Đức Phật tới giáo giới Phạm Thiên Baka về tà kiến thường còn, nhưng khác kinh trước. Phật kể cho Phạm Thiên Baka về những công đức ông đã làm trong các đời trước, nhờ vậy ông có được ngôi vị Ðại Phạm thiên như ngày nay.[Trích kinh]
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika.
2) Lúc bấy giờ, Phạm thiên Baka khởi lên ác tà kiến như sau: "Ðây là thường. Ðây là thường hằng. Ðây là thường trú. Ðây là viên mãn. Ðây là bất động. Ðây là không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi. Và ở ngoài đây ra, không có một sự giải thoát nào khác".
3) Rồi Thế Tôn, với tâm tư của mình, biết được tâm tư của Phạm thiên Baka. Như người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra; cũng vậy, Ngài biến mất ở Jetavana (Thắng Lâm) và hiện ra ở Phạm thiên giới ấy.
4) Phạm Thiên Baka thấy Thế Tôn từ xa đi đến, thấy vậy liền bạch Thế Tôn:
-- Hãy đến đây, Tôn giả ! Ðón chào mừng Tôn giả! Thưa Tôn giả, đã từ lâu Tôn giả tạo ra cơ hội này, tức là đến đây. Thưa Tôn giả, đây là thường. Ðây là thường hằng. Ðây là thường trú. Ðây là viên mãn. Ðây là bất động. Ðây là không có sanh, không có già, không có chết, không có diệt, không có khởi. Ngoài đây ra, không có một pháp giải thoát nào khác hơn.
5) Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Phạm thiên Baka:
-- Ông thật là vô minh, này Phạm thiên Baka! Ông thật là vô minh, này Phạm thiên Baka! Ở đây, cái vô thường lại nói là thường. Cái không thường hằng lại nói là thường hằng. Cái không thường trú lại nói là thường trú. Cái không viên mãn lại nói là viên mãn. Cái không bất động lại nói là bất động. Và ở đây có sanh, có già, có chết, có diệt, có khởi, lại nói ở đây không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi. Và có pháp giải thoát khác nữa, lại nói là không có pháp giải thoát nào khác.
6) (Baka):
Này Ngài Gotama,
Bảy hai công đức nghiệp,
Chúng ta ngự thế giới,
Chinh phục sanh và già,
Ðây đời sống cuối cùng,
Thâm hiểu Thánh Vệ-đà,
Ðạt được Phạm thiên vị,
Nhiều người lễ bái ta.
7) (Thế Tôn):
Ngắn thay đời sống này,
Thọ mạng đâu có dài,
Chỉ có Ông, Baka,
Nghĩ rằng thọ mạng dài,
Ta biết thọ mạng Ông,
Này Brahma như vậy,
Khoảng trăm ngàn năm dư,
(Nirabbudànam).
8) (Baka):
Nếu Ngài là Thế Tôn,
Thấy được sự bất tận,
Ngài vượt qua, chinh phục,
Sanh già và sầu muộn,
Giới hạnh thuở xưa ấy,
Nào ích gì cho con,
Hãy nói lên cho con,
Ðể con biết rõ ràng.
9) (Thế Tôn):
Có khá đông nhiều người,
Khát nước và nhiệt não,
Quá khứ Ông cho uống,
Và cứu độ nhiều người.
Chính giới ấy, hạnh ấy
Của Ông trong thời xưa,
Như kẻ ngủ được thức
Ta có nhớ như vậy.
Tại bờ sông Sơn Dương,
Khi quần chúng bị bắt,
Ông giải thoát cho họ,
Ông dắt trốn kẻ tù.
Chính giới ấy, hạnh ấy,
Của Ông trong thời xưa,
Như kẻ ngủ được thức,
Ta có nhớ như vậy.
Khi giữa dòng sông Hằng,
Có thuyền bị công hãm,
Bởi loại rắn bạo ngược
Muốn nuốt sống loài Người,
Với sức mạnh thần lực,
Ông chinh phục, giải cứu,
Chính giới ấy, hạnh ấy,
Của ông trong thời xưa,
Như kẻ ngủ được thức,
Ta có nhớ như vậy.
Ta với tên Kappa,
Một thời đệ tử Ông,
Ta được Ông xác nhận,
Bậc thông minh trí tuệ,
Chính giới ấy, hạnh ấy,
Của Ông trong thời xưa,
Như kẻ ngủ được thức,
Ta có nhớ như vậy.
10) (Baka):
Chắc chắn Ngài được biết,
Thọ sanh con như vậy,
Ngài cũng biết người khác,
Vì Ngài, bậc Giác Ngộ.
Như vậy oai đức Ngài,
Chói sáng là như vậy,
Hào quang Ngài sáng chói,
An trú Phạm thiên giới.
[Hết trích]
III. Kinh Trường Bộ / 11. Kinh Kevaddha (Kiên Cố)
Tóm tắt:
Kinh kể chuyện một vị Tỷ-kheo đi hỏi khắp các tầng trời "Này Hiền giả, bốn đại chủng này - địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại - đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn?".Không vị Thần nào biết, kể cả vị Phạm Thiên được cho là "Ðại Phạm thiên, Đấng Toàn năng, Tối thắng, Biến nhãn, Thượng tôn, Thượng đế, Sáng tạo chủ, Hóa sanh chủ, Ðại tôn, Chúa tể mọi định mạng, đấng Tự tại, Tổ phụ các chúng sanh đã và sẽ sanh" (Phạm thiên Bakka).
Khi được vị Tỷ-kheo kia tới hỏi, Phạm thiên này không biết nhưng xấu hổ, phải kéo Tỷ-kheo sang bên và nói nhỏ phải đến hỏi Thế Tôn.
Nghiên cứu - Pháp - Thiên Giới
Tóm tắt:
Phạm thiên Baka, là Đại Phạm Thiên - ngôi vị cao nhất của cõi trời SẮC GIỚI Sơ Thiền. Phạm thiên Baka từng là một chúng sanh tại cõi trời Quang âm thiên (cõi trời cao nhất của SẮC GIỚI Nhị Thiền), nhưng vì trú ở cõi Phạm Thiên lâu quá nên không nhớ được.
Phạm thiên Baka có tà kiến về thường còn. Phật tới gặp Phạm thiên Baka để giáo giới. Ác Ma tìm cách phá. Phạm thiên Baka muốn thị hiện thần thông bằng cách biến mất, để chứng tỏ lời Đức Phật không đúng. Trước mặt Phật thần thông của vị này trở nên vô hiệu, ông không có thể biến đi đâu được. Trái laị, Phật đã thị hiện thần thông bằng cách biến mất trước mặt chúng Phạm thiên, trong khi mọi người vẫn nghe được tiếng Phật đọc một bài kệ.
[Trung Bộ Kinh / 49. Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh]
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, vườn Ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo.
-- Bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
-- Một thời, này các Tỷ-kheo, Ta ở tại Ukkattha trong rừng Subhagavana, dưới gốc cây Tala vương. Lúc bấy giờ, này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Baka khởi lên ác tà kiến như sau: "Cái này là thường, cái này là thường hằng, cái này là thường tại, cái này là toàn diện, cái này không bị biến hoại, cái này không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi, ngoài cái này, không có một giải thoát nào khác hơn".
Này các Tỷ-kheo, sau khi với tự tâm biết được tâm của Phạm thiên Baka, như người lực sĩ duỗi ra cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, Ta biến mất tại Ukkattha, rừng Sabhagavana, dưới gốc cây Tala vương, và hiện ra tại cõi Phạm thiên ấy. Này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Baka thấy Ta từ xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Ta:
"-- Hãy đến, Tôn giả, thiện lai Tôn giả, đã lâu, nay Tôn giả mới có dịp đến đây. Này Tôn giả, cái này là toàn diện, cái này là thường hằng, cái này là thường tại, cái này là toàn diện, cái này không bị biến hoại, cái này không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi, ngoài cái này không có một giải thoát nào khác hơn.
Khi nghe nói vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói với Phạm thiên Baka:
"-- Thật sự Phạm thiên Baka bị chìm đắm trong vô minh, thật sự Phạm thiên Baka bị chìm đắm trong vô minh, khi cái vô thường lại nói là thường, cái không thường hằng lại nói là thường hằng, cái không thường tại lại nói là thường tại, cái không toàn diện lại nói là toàn diện, cái bị biến hoại lại nói là không biến hoại, và tại chỗ có sanh, có già, có chết, có diệt, có khởi, lại nói không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi; có một giải thoát khác hơn lại nói là không có một giải thoát nào khác hơn."
Này các Tỷ-kheo, rồi Ác ma nhập vào một Phạm thiên quyến thuộc và nói với Ta như sau:
"-- Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chớ có can thiệp vào đây! Chớ có can thiệp vào đây! Này Tỷ-kheo, Phạm thiên này là Ðại Phạm thiên, Toàn năng, Tối thắng, Biến nhãn, Thượng đế, Sáng tạo chủ, Hóa sanh chủ, Ðại tôn, Chúa tể mọi định mạng, đấng Tự tại, Tổ phụ các chúng sanh đã và sẽ sanh. Này Tỷ-kheo, thuở xưa có những Sa-môn, Bà-la-môn, ở đời phỉ báng địa đại, ghê tởm địa đại, phỉ báng thủy đại, ghê tởm thủy đại, phỉ báng hỏa đại, ghê tởm hỏa đại, phỉ báng phong đại, ghê tởm phong đại, phỉ báng chúng sanh, ghê tởm chúng sanh, phỉ báng chư Thiên, ghê tởm chư Thiên, phỉ báng Sanh chủ, ghê tởm Sanh chủ, phỉ báng Phạm thiên, ghê tởm Phạm thiên, sau khi thân hoại, mạng sống bị cắt đứt, phải an trú vào thân ti tiện. Này các Tỷ-kheo, còn những Sa-môn, Bà-la-môn ở đời xưa kia, tán thán địa đại, hoan hỷ địa đại, tán thán thủy đại, hoan hỷ thủy đại, tán thán hỏa đại, hoan hỷ hỏa đại, tán thán phong đại, hoan hỷ phong đại, tán thán chúng sanh, hoan hỷ chúng sanh, tán thán chư Thiên, hoan hỷ chư Thiên, tán thán Sanh chủ, hoan hỷ Sanh chủ, tán thán Phạm thiên, hoan hỷ Phạm thiên, sau khi thân hoại, mạng sống bi cắt đứt, những vị này được an trú vào các thân vi diệu. Này các Tỷ-kheo, vì vấn đề này, ta nói như sau: "Phàm Phạm thiên nói với Ông những gì, Ông hãy làm như vậy. Ông chớ có đi quá xa lời Phạm thiên nói. Này Tỷ-kheo, nếu Ông đi quá xa lời Phạm thiên nói, thì giống như người dùng gậy đánh đập thần tài (Siri) đang đi đến; giống như một người đang rơi vào vực thẳm, tay chân lại không bám vào đất. Này Tỷ-kheo, sự việc sẽ xảy ra cho Ông như vậy. Này Tỷ-kheo, phàm Phạm thiên nói với Ông những gì, Ông hãy làm như vậy, Ông chớ có đi quá xa lời Phạm thiên nói. Này Tỷ-kheo, Ông có thấy chúng Phạm thiên đang ngồi chăng?"
Rồi này các Tỷ-kheo, Ác ma dắt Ta đến chúng Phạm thiên. Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với Ác ma như sau:
"-- Này Ác ma, Ta biết Ngươi. Chớ có nghĩ rằng: "Vị ấy không biết ta". Ngươi là Ác ma. Này Ác ma, phàm là Phạm thiên, phàm là Phạm thiên chúng, phàm là Phạm thiên quyến thuộc, tất cả đều nằm trong tay của Ngươi, tất cả đều nằm trong quyền lực của Ngươi. Này Ác ma, nếu Ngươi nghĩ rằng: "Mong vị này nằm trong tay ta; mong vị này nằm trong quyền lực của ta!". Này Ác ma, Ta không nằm trong tay của Ngươi. Ta không nằm trong quyền lực của Ngươi.
Này các Tỷ-kheo, khi được nói vậy, Phạm thiên Baka nói với Ta như sau:
"-- Này Tôn giả, cái gì thường còn, ta nói là thường còn; cái gì thường hằng, ta nói là thường hằng; cái gì thường tại, ta nói thường tại; cái gì toàn diện, ta nói là toàn diện; cái gì không biến hoại, ta nói là không biến hoại. Ở đây, cái gì không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi, ta nói rằng cái ấy không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi, và vì không có một sự giải thoát nào khác hơn, ta nói là không có một sự giải thoát nào khác hơn. Này Tỷ-kheo, xưa kia có những Sa-môn, Bà-la-môn ở trong những đời trước Ông; những vị này đã tu hành khổ hạnh lâu dài cho đến trọn tuổi thọ của những người đó, những vị này phải biết:" Hoặc có một sự giải thoát khác hơn, thì biết rằng có một sự giải thoát khác hơn; hoặc không có một sự giải thoát khác hơn, thì biết rằng không có một sự giải thoát nào khác hơn". Này Tỷ-kheo, ta nói như sau với Ông: Ông sẽ không thấy một giải thoát nào khác hơn, dầu ông có phải chịu đựng mệt nhọc và khổ cực. Này Tỷ-kheo, nếu Ông y trước địa đại, Ông sẽ gần ta, trú tại lãnh địa của ta, làm theo ý ta muốn, bị đứng ngoài lề; nếu Ông y trước thủy đại... hỏa đại... phong đại... chúng sanh... Chư thiên... Sanh chủ... Nếu Ông y trước Phạm thiên, Ông sẽ gần ta, trú tại lãnh địa của ta, làm theo ý ta muốn, bị đứng ra ngoài lề.
"-- Này Phạm thiên, Ta biết việc này. Nếu Ta y trước địa đại... thủy đại... hỏa đại... phong đại... chúng sanh... chư Thiên... Sanh chủ... Nếu Ta y trước Phạm thiên, Ta sẽ gần Ông, trú tại lãnh địa của Ông, làm theo ý Ông muốn, bị đứng ra ngoài lề. Lại nữa, này Phạm thiên, Ta biết sanh thú (gati) của Ông và Ta biết sự quang vinh của Ông. Phạm thiên Baka có thần lực như vậy; Phạm thiên Baka có quyền lực như vậy; Phạm thiên Baka có uy lực như vậy.
"-- Này Tỷ-kheo, như Ông biết sanh thú, Ông biết sự quang vinh của ta: "Phạm thiên Baka có thần lực như vậy; Phạm thiên Baka có quyền lực như vậy; Phạm thiên Baka có uy lực như vậy".
"- Như nhật nguyệt lưu chuyển,
Sáng chói khắp mười phương,
Như vậy mười Thiên giới,
Dưới uy lực của Ông.
Ông biết chỗ cao thấp,
Có dục và không dục,
Hữu này và hữu kia,
Chỗ đến, đi hữu tình.
Như vậy, này Phạm thiên, Ta biết chỗ sanh thú và sự quang vinh của Ông: "Phạm thiên Baka có thần lực như vậy; Phạm thiên Baka có quyền lực như vậy; Phạm thiên Baka có uy lực như vậy".
Này Phạm thiên, có ba loại chư Thiên mà Ông không biết, không thấy, nhưng Ta biết, Ta thấy. Này Phạm thiên, có loại chư Thiên tên là Abhassara (Quang âm thiên), từ chư Thiên này, Ông mạng chung, và sanh ở nơi đây. Nhưng vì Ông an trú ở đấy quá lâu, nên Ông không nhớ được. Do đó, Ông không biết, không thấy, còn Ta biết, Ta thấy. Như vậy, này Phạm Thiên, Ta còn không chịu ngang hàng Ông về thượng trí huống nữa là thấp hơn. Do vậy, Ta thù thắng hơn Ông.
Này Phạm thiên, lại có một loại chư Thiên tên là Subhakinna (Biến tịnh thiên)... lại có một loại chư Thiên tên là Vehapphala (Quảng quả thiên) mà Ông không biết, không thấy, nhưng Ta biết, Ta thấy. Như vậy, này Phạm thiên, Ta còn không chịu ngang hàng Ông về thượng trí, huống nữa là thấp hơn. Do vậy. Ta thù thắng hơn Ông.
Này Phạm thiên, Ta biết địa đại từ địa đại, cho đến giới vức địa đại, Ta không lãnh thọ địa tánh; do biết địa đại, Ta không nghĩ: "Ta là địa đại. Ta ở trong địa đại, Ta từ địa đại, địa đại là của Ta, và Ta không tôn trọng địa đại". Như vậy, này Phạm thiên, Ta còn không chịu ngang hàng Ông về thượng trí, huống nữa là thấp hơn. Do vậy, Ta thù thắng hơn Ông.
Này Phạm thiên, Ta biết thủy đại... Này Phạm thiên, Ta biết hỏa đại... Này Phạm thiên, Ta biết phong đại... Này Phạm thiên, Ta biết chúng sanh... Này Phạm thiên, Ta biết chư Thiên... Này Phạm thiên, Ta biết Sanh chủ... Này Phạm thiên, Ta biết Phạm thiên... Này Phạm thiên, Ta biết Abhassara (Quang âm thiên)... Này Phạm thiên, Ta biết Subhakinna (Biến tịnh thiên)... Này Phạm thiên, Ta biết Vahapphala (Quảng quả thiên)... Này Phạm thiên, Ta biết Abhibhu (Thắng giải)... Này Phạm thiên, Ta biết tất cả (Sabba) từ tất cả, cho đến giới vức tất cả, Ta không lãnh thọ nhứt thiết tánh, Ta không nghĩ: "Ta là tất cả, Ta ở trong tất cả, Ta từ tất cả, tất cả là của Ta, và Ta không tôn trọng tất cả". Như vậy, này Phạm thiên, Ta còn không chịu ngang hàng Ông về thượng trí, huống nữa là thấp hơn. Do vậy, Ta thù thắng hơn Ông.
"-- Này Tôn giả, đối với tất cả, nếu Tôn giả không lãnh thọ nhất thiết tánh, thì đối với Tôn giả, trở thành trống không, trống rỗng, Thức là phi sở kiến, không biên tế, chói sáng tất cả, nếu không thể lãnh thọ địa đại ngang qua địa tánh, không thể lãnh thọ thủy đại ngang qua thủy tánh, không thể lãnh thọ hỏa đại ngang qua hỏa tánh, không thể lãnh thọ phong đại ngang qua phong tánh, không thể lãnh thọ chúng sanh ngang qua chúng sanh tánh, không thể lãnh thọ chư Thiên ngang qua chư Thiên tánh, không thể lãnh thọ Sanh chủ ngang qua Sanh chủ tánh, không thể lãnh thọ Phạm thiên ngang qua Phạm thiên tánh, không thể lãnh thọ Quang âm thiên ngang qua Quang âm thiên tánh, không thể lãnh thọ Biến tịnh thiên ngang qua Biến tịnh thiên tánh, không thể lãnh thọ Quảng quả thiên ngang qua Quảng quả thiên tánh, không thể lãnh thọ Abhibhu (Thắng giả) ngang qua Abhibhu tánh, không thể lãnh thọ nhứt thiết ngang qua nhứt thiết tánh. Này Tôn giả, nay ta sẽ biến mất trước mặt Tôn giả.
"-- Này Phạm thiên, hãy biến đi trước mặt Ta, nếu Ông có thể biến được.
Rồi này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Baka nói:
"-- Ta sẽ biến mất trước mặt Sa-môn Gotama. Ta sẽ biến mất trước Sa-môn Gotama.
Nhưng Phạm thiên Baka không biến mất trước mặt Ta. Này các Tỷ-kheo, khi nghe nói vậy, Ta nói với Phạm thiên Baka:
"-- Này Phạm thiên, Ta sẽ biến mất trước mặt Ông.
"-- Này Tôn giả, Tôn giả hãy biến đi trước mặt Ta, nếu Tôn giả có thể biến được.
Rồi này các Tỷ-kheo, Ta thực hiện thần thông như sau: "Hãy để cho Phạm thiên, Phạm thiên chúng và Phạm thiên quyến thuộc nghe tiếng Ta chớ không thấy Ta", Ta biến mất và nói lên bài kệ như sau:
"Thấy nguy hiểm trong hữu,
Từ hữu, tìm phi hữu,
Ta không tôn trọng hữu,
Không hỷ, không chấp trước".
Rồi này các Tỷ-kheo, Phạm thiên, Phạm thiên chúng và Phạm thiên quyến thuộc, tâm sanh vi diệu hy hữu, nói lên như sau: "Thật vi diệu thay, chư Tôn giả! Thật hy hữu thay, chư Tôn giả! Ðại thần lực, đại uy lực của Sa-môn Gotama. Thật sự từ trước đến nay chưa từng thấy, chưa từng nghe một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác có được đại thần lực, đại uy lực như Sa-môn Gotama, là Thích Tử, xuất gia từ giòng họ Sakya. Ðối với quần chúng ái trước hữu, lạc nhiễm, hoan hỷ đối với hữu (Sa-môn Gotama) đã nhổ hữu lên tận cả gốc rễ!"
Rồi này các Tỷ-kheo, Ác ma sau khi nhập vào một trong Phạm thiên quyến thuộc đã nói với Ta như sau:
"-- Này Tôn giả, nếu Ông biết như vậy, giác ngộ như vậy, chớ có hướng dẫn đệ tử, chớ có hướng dẫn các vị xuất gia, chớ có thuyết pháp cho các đệ tử, chớ có thuyết pháp cho các vị xuất gia, chớ có ái luyến đệ tử, chớ có ái luyến các vị xuất gia. Này Tỷ-kheo, trước Ông đã có những vị Sa-môn, Bà-la-môn ở đời tự xưng là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Những vị này hướng dẫn đệ tử, hướng dẫn các vị xuất gia, thuyết pháp cho các đệ tử, thuyết pháp cho các vị xuất gia, ái luyến các đệ tử, ái luyến các vị xuất gia. Sau khi hướng dẫn các đệ tử, các vị xuất gia, sau khi thuyết pháp cho các đệ tử, các vị xuất gia, sau khi ái luyến các đệ tử, các vị xuất gia, khi thân hoại, mạng sống bị cắt đứt, những vị này bị an trú trong các thân hạ liệt. Này Tỷ-kheo, trước Ông đã có những vị Sa-môn, Bà-la-môn ở đời, tự xưng là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Những vị này không hướng dẫn đệ tử, không hướng dẫn các vị xuất gia, không thuyết pháp cho đệ tử, không thuyết pháp cho các vị xuất gia, không ái luyến các đệ tử, không ái luyến các vị xuất gia. Sau khi không hướng dẫn các đệ tử, không hướng dẫn các vị xuất gia, không thuyết pháp cho các đệ tử, không thuyết pháp cho các vị xuất gia, không ái luyến các đệ tử, không ái luyến các vị xuất gia, khi thân hoại, mạng sống bị cắt đứt, các vị này được an trú trong thân vi diệu. Này Tỷ-kheo, ta nói với Ông như sau: "Này Tôn giả, chớ có phiền lao cực nhọc, hãy sống lạc trú hiện tại. Này Tôn giả, chớ có nêu rõ việc thiện. Này Tôn giả, chớ có giảng dạy cho người khác!"
Này các Tỷ-kheo khi nghe nói vậy, Ta nói với Ác ma như sau:
"-- Này Ác ma, Ta biết Ngươi! Ngươi chớ có nghĩ rằng: "Vị ấy không biết ta". Này Ác ma, Ngươi là Ác ma! Ngươi là Ác ma! Này Ác ma, Ngươi nói như vậy không phải vì lòng thương tưởng đối với Ta. Này Ác ma, Ngươi nói như vậy vì không có lòng thương tưởng đối với Ta. Này Ác ma, Ngươi nghĩ như sau: "Những ai được Sa-môn Gotama thuyết pháp, những người ấy sẽ thoát ra ngoài tầm tay ảnh hưởng của ta". Này Ác ma, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy không phải Chánh Ðẳng Giác, nhưng tự xưng là: "Chúng ta là Chánh Ðẳng Giác". Này Ác ma, Ta là Chánh Ðẳng Giác và Ta tự xưng Ta là Chánh Ðẳng Giác. Này Ác ma, Như Lai có thuyết pháp cho đệ tử, Như Lai cũng vẫn là Như Lai. Này Ác ma, Như Lai không thuyết pháp cho các đệ tử, Như Lai cũng vẫn là Như Lai. Này Ác ma, Như Lai có hướng dẫn cho các đệ tử, Như Lai cũng vẫn là Như Lai. Này Ác ma, Như Lai không hướng dẫn cho các đệ tử, Như Lai cũng vẫn là Như Lai. Vì sao vậy? Này Ác ma, đối với Như Lai, các lậu hoặc tương ưng với phiền não, đưa đến tái sanh, gây nên phiền lụy, đem đến quả khổ dị thục; đưa đến sanh, già, chết trong tương lai; các lậu hoặc ấy đã được diệt trừ, được cắt đứt tận gốc, được làm như thân cây Tala, khiến không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Này Ác ma, ví như cây tala, dầu thân cây này bị chặt dứt, khiến không thể lớn lên được; cũng vậy, này Ác ma, đối với Như Lai, các lậu hoặc tương ứng với phiền não, đưa đến tái sanh, gây nên phiền lụy, đem đến quả khổ dị thục, đưa đến sanh, già, chết trong tương lai; các lậu hoặc ấy đã được diệt trừ, được cắt đứt tận gốc, được làm như thân cây tala, khiến không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai".
Như vậy, vì Ác ma đã thất bại, không thể thuyết phục (Ta), vì có lời mời Phạm thiên, nên bài trả lời này cũng được gọi là Kinh Phạm Thiên Cầu Thỉnh.
[Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt]
Pháp - Phật - Thiên Giới
[ Tương Ưng Bộ / Tập III - Thiên Uẩn / [32] Chương XI. Tương Ưng Thần Mây ]
I. Chủng Loại (S.iii,254)
1-2) Trú ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về chư Thiên thuộc loại thần mây. Hãy lắng nghe.
4) -- Này các Tỷ-kheo, thế nào là chư Thiên thuộc loại thần mây?
Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây lạnh.
Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây nóng.
Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây sấm.
Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây gió.
Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây mưa.
Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây lạnh.
Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây nóng.
Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây sấm.
Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây gió.
Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, thuộc loại mây mưa.
5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, họ được gọi là chư Thiên thuộc loại thần mây.
.....
VIII. Lạnh
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, có khi trời lạnh?
4) -- Này Tỷ-kheo, có chư Thiên được gọi là thần mây lạnh. Khi chư Thiên ấy suy nghĩ: "Chúng ta hãy sống, hoan hỉ với tự thân". Tùy theo tâm nguyện của họ, trời lạnh.
5) Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, có khi trời lạnh.
IX. Trời Nóng (S.iii,256)
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, có khi trời nóng?
4) -- Này Tỷ-kheo, có chư Thiên được gọi là thần mây nóng. Khi chư Thiên ấy suy nghĩ: "Chúng ta hãy sống, hoan hỉ với tự thân". Tùy theo tâm nguyện của họ, trời nóng.
5) Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, có khi trời nóng.
X. Trời Sấm
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, có khi trời sấm?
4) -- Này Tỷ-kheo, có chư Thiên được gọi là thần mây sấm. Khi chư Thiên ấy suy nghĩ: "Chúng ta hãy sống, hoan hỉ với tự thân". Tùy theo tâm nguyện của họ, trời sấm.
5) Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, có khi trời sấm.
XI. Trời Gió
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, có khi trời gió?
4) -- Này Tỷ-kheo, có chư Thiên được gọi là thần mây gió. Khi chư Thiên ấy suy nghĩ: "Chúng ta hãy sống, hoan hỉ với tự thân". Tùy theo tâm nguyện của họ, trời gió.
5) Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, có khi trời gió.
XII. Trời Mưa
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, có khi trời mưa?
4) -- Này Tỷ-kheo, có chư Thiên được gọi là thần mây mưa. Khi chư Thiên ấy suy nghĩ: "Chúng ta hãy sống, hoan hỉ với tự thân". Tùy theo tâm nguyện của họ, trời mưa.
5) Do nhân này, do duyên này, này Tỷ-kheo, có khi trời mưa.
[Hết trích]
hot - Pháp - Thiên Giới
Cây kơ-nia 300 tuổi tại xóm Gò, thôn Thanh Bình, xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, tương truyền có Thần Cây trú ngụ |
[ Tương Ưng Bộ / Tập III - Thiên Uẩn / [31] Chương X. Tương Ưng Càn Thát Bà ]
I. Chủng Loại (S.iii,249)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về chư Thiên thuộc loại Gandhabba (Càn-thát-bà). Hãy lắng nghe.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chư Thiên thuộc loại Gandhabba?
Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương rễ cây.
Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương lõi cây.
Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương giác cây.
Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương vỏ cây trong.
Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương vỏ cây ngoài.
Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương lá cây.
Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương bông.
Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương trái cây.
Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương vị.
Có chư Thiên, này các Tỷ-kheo, trú hương hương.
5) Những loại này, này các Tỷ-kheo được gọi là chư Thiên thuộc loại Càn-thát-bà.
[Hết trích]
Pháp - Thiên Giới
Ngũ uẩn, là năm nhóm tượng trưng cho năm yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm. Ngoài ngũ uẩn đó ra không có gì gọi là cái "ta".
Ngũ uẩn là:
Sắc uẩn, chỉ sự nhận biết mình có thân và sáu giác quan (hay còn gọi là lục căn, bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý), do Tứ đại chủng tạo thành, đó là bốn yếu tố đất, nước, gió, lửa. Sắc tạo nên các giác quan và đối tượng của chúng. Cái biết của sắc uẩn gọi là sắc thức, là sáu dạng ý thức liên hệ tới sáu giác quan: Ý thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sắc thức phụ thuộc vào sáu căn tiếp xúc với sáu trần để hình thành nên sáu thức. (Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là sắc? Bị thay đổi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là sắc. Bị thay đổi bởi cái gì? Bị thay đổi bởi lạnh, bị thay đổi bởi nóng, bị thay đổi bởi đói, bị thay đổi bởi khát, bị thay đổi bởi sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng và rắn. Bị thay đổi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là sắc).Thọ uẩn, tức là toàn bộ các cảm giác, cảm nhận sự thay đổi chung quanh, không phân biệt chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính. (Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là thọ? Ðược cảm thọ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thọ. Cảm thọ gì? Cảm thọ lạc, cảm thọ khổ, cảm thọ phi khổ phi lạc. Ðược cảm thọ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thọ).
Tưởng uẩn là nhận biết sự khác biệt, như là màu này khác màu kia, mùi này khác mùi kia... (Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là tưởng? Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng. Nhận rõ gì? Nhận rõ màu xanh, nhận rõ màu vàng, nhận rõ màu đỏ, nhận rõ màu trắng. Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng).
Hành uẩn, Hành là ý định, toan tính, suy tư, cân nhắc trước 1 quyết định. Hành bao gồm tất cả các chủ tâm trước khi một hành động được hình thành. Hành là đối tượng đã tạo nên nghiệp thiện ác (Gồm Thân hành, Khẩu hành, Ý hành). (Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là hành? Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi nên gọi là hành. Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi gì? Làm cho hiện hành sắc với sắc tánh, làm cho hiện hành thọ với thọ tánh, làm cho hiện hành tưởng với tưởng tánh, làm cho hiện hành các hành với hành tánh, làm cho hiện hành thức với thức tánh. Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là các hành).
Thức uẩn, là sự nhận thức nhờ mặc định, mặc định cái này chua, mặc định cái kia đắng, mặc định cái nọ màu đỏ, mặc định cái kia nóng, cái này lợi, cái kia không lợi... Đây cũng là bước chuyển tiếp của tưởng uẩn và hành uẩn, từ sự cảm nhận sự khác biệt rồi suy tư cân nhắc xem mức độ khác biệt như thế nào, cho đến định nghĩa sự khác biệt bằng những danh từ hay tên gọi cho từng sự vật, sự việc, hiện tượng... (Và này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là thức? Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức. Rõ biết gì? Rõ biết chua, rõ biết đắng, rõ biết cay, rõ biết ngọt, rõ biết chất kiềm... rõ biết không phải chất kiềm, rõ biết mặn, rõ biết không mặn. Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức).
Ngũ uẩn cũng được gọi là năm ràng buộc vì chỉ có Phật hay A-la-hán mới không bị dính mắc nơi chúng. Đặc tính chung của chúng là Vô thường, Vô ngã và Khổ.
Tính chất khổ và vô thường của năm uẩn là một trong những quan điểm quan trọng nhất của Phật giáo. Khổ xuất phát từ lòng ham muốn, không hiểu sự vô thường của ngũ uẩn, không chắc thật của các uẩn đó; và con người được tạo thành từ năm uẩn đó không gì khác hơn là một sự giả hợp, không có một cái "ta" thật sự đứng đằng sau con người đó (Vô ngã). Tri kiến về tính vô ngã của ngũ uẩn là một tri kiến rất quan trọng, nó có thể đưa đến giải thoát.
Đại sư người Đức Nyānatiloka trình bày như sau về tầm quan trọng đó:
"Đời sống của mỗi chúng ta thực chất chỉ là một chuỗi hiện tượng thân tâm, một chuỗi hiện tượng đã hoạt động vô lượng kiếp trước khi ta sinh ra và sẽ còn tiếp tục vô tận sau khi ta chết đi. Ngũ uẩn này, dù riêng lẻ từng uẩn hay hợp chung lại, chúng không hề tạo thành một cái gì gọi là cái ta. Ngoài chúng ra, không còn cái gì được gọi là một thể của cái ta độc lập với chúng, để ta tạm gọi nó là cái ta. Lòng tin có một cái ta, có một nhân cách độc lập chỉ là một ảo tưởng."Joseph Goldstein cũng viết:
"Cái mà chúng ta gọi là cái ta chỉ là ngũ uẩn đang hiện hành vô chủ".Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghiên cứu - Pháp
[Tương Ưng Bộ / Tập I - Thiên Có Kệ / [11] Chương XI. Tương Ưng Sakka / II. Phẩm Thứ Hai / III. Huyễn Thuật (S.i,238)] :
1) Tại Sàvatthi...
2) Thế Tôn nói như sau:
3) -- Này các Tỷ-kheo, thuở xưa A-tu-la Vepacitti, vua các A-tu-la, bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh.
4) Rồi này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka đi đến A-tu-la để hỏi thăm tình trạng bịnh hoạn.
5) Này các Tỷ-kheo, Vepacitti từ đàng xa trông thấy Thiên chủ Sakka đi đến, thấy vậy liền nói với Thiên chủ Sakka:
"-- Này Thiên chủ, hãy chữa bệnh cho tôi".
6) "-- Này Vepacitti, hãy nói tôi biết ảo thuật của Sambhara".
7) "-- Này Tôn giả, hãy chờ tôi hỏi ý kiến các A-tu-la."
8) Rồi này các Tỷ-kheo, Vepacitti, vua các A-tu-la, hỏi ý kiến các A-tu-la:
" -- Chư Tôn giả, tôi có nên nói cho Thiên chủ Sakka, ảo thuật của Sambhara không?"
9) " -- Thưa Tôn giả, Ngài không nên nói cho Thiên chủ Sakka ảo thuật của Sambhara".
10) Rồi này các Tỷ-kheo, Vepacitti, vua các A-tu-la, nói lên bài kệ này với Thiên chủ Sakka:
Ông thuộc dòng Magha,
Là Sakka, Thiên chủ,
Là chồng của Sujà,
Ảo thuật dắt dẫn đến,
Vực sâu của địa ngục,
Tại đấy Sambhara,
Ðã sống một trăm năm.
[Hết trích]
Pháp
[ Tương Ưng Bộ / Tập I - Thiên Có Kệ / [11] Chương XI. Tương Ưng Sakka / II. Phẩm Thứ Hai / IX. Sakka Ðảnh Lễ (S.i,235) ]
1) Tại Sàvatthi, Jetavana...
2) -- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka nói với người đánh xe Màtali:
" -- Này Màtali thân, hãy thắng ngàn con ngựa khéo huấn luyện vào cỗ xe. Chúng ta hãy đi đến vườn cảnh để ngắm cảnh".
3) " -- Thưa vâng, Tôn giả".
Này các Tỷ-kheo, người đánh xe Màtali vâng đáp Thiên chủ Sakka, sau khi thắng một ngàn con ngựa khéo huấn luyện vào cỗ xe, liền báo với Sakka:
"Thưa Ngài, ngàn con ngựa khéo huấn luyện đã được thắng vào cỗ xe. Nay Ngài hãy làm những gì Ngài nghĩ là hợp thời".
4) Này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka, từ cung điện Vejayanta đi xuống, chắp tay kính lễ Thế Tôn.
5) Rồi Màtali, người đánh xe nói lên những bài kệ với Thiên chủ Sakka:
6)
Thiên, Nhân kính lễ Ngài,
Hỡi này Vàsava.
Dạ-xoa ấy tên gì
Vị mà Ngài đảnh lễ,
Này Sakka?
7) (Sakka):
Bậc Chánh Ðẳng Chánh Giác,
Ðời này với chư Thiên,
Bậc Ðạo Sư tối thượng,
Vị ấy ta đảnh lễ,
Này Màtali!
Những vị đã đoạn trừ,
Tham, sân và vô minh,
Bậc lậu tận, La-hán,
Vị ấy ta đảnh lễ.
Bậc điều phục tham sân,
Vượt khỏi màn vô minh,
Hoan hỷ đoạn tái sanh,
Các bậc thuộc hữu học,
Không phóng dật, tu học,
Vị ấy ta đảnh lễ,
Này Màtali.
8) (Màtali):
Phải tôi cũng được nghe,
Ở đời bậc tối thượng,
Sakka Ngài đảnh lễ,
Những vị Ngài đảnh lễ,
Tôi cũng đều đảnh lễ,
Ôi này Vàsava.
9)
Maghavà nói vậy,
Vua Sujampati,
Ðảnh lễ Thế Tôn xong,
Lên xe, dẫn đi đầu.
[Hết trích]
Pháp - Thiên Giới
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Comments