Top
Được tạo bởi Blogger.
Bài đăng nổi bật
NGÀY ĐÓ CHÚNG MÌNH
Toại Khanh Tôi đi xa mới về. Thùng thư trước nhà đầy ắp, cả cái hộp thư riêng ở bưu điện cũng không còn chỗ nhét. Ngoài phần lớn những thứ đ...
Tìm kiếm Blog này
Lưu trữ Blog
- tháng 9 2020 (2)
- tháng 7 2020 (3)
- tháng 5 2020 (2)
- tháng 4 2020 (8)
- tháng 3 2020 (9)
- tháng 2 2020 (67)
- tháng 1 2020 (255)
- tháng 12 2019 (102)
- tháng 11 2019 (5)
- tháng 10 2019 (22)
- tháng 9 2019 (37)
- tháng 8 2019 (42)
- tháng 7 2019 (10)
- tháng 1 2019 (14)
- tháng 7 2018 (3)
- tháng 2 2018 (2)
Từ khoá
random posts
Labels
Popular Posts
-
Một buổi làm lễ thọ giới Tỷ Kheo tại chùa Wat Nong Pah Pong (Thái Lan) tháng 7/2017.
-
Chùa Bửu Long quận 9 HCM I- ÐỊA CHỈ CHÙA NAM TÔNG TẠI SÀI GÒN QUẬN 2 CHÙA NGUYÊN THỦY 33-A đường 10,khu Phố 1, phường Cát Lái, Q.2, Tp.HCM Ð...
-
[ Kinh Trung Bộ / 147. Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la (Cùlaràhulovàda sutta) ] Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetav...
-
[Trích Kinh Trung Bộ / 41. Kinh Sàleyyaka (Sàleyyaka sutta) ] : Sau khi ngồi xuống một bên, các gia chủ Bà-la-môn ở Sa-la bạch Thế Tôn: -- ...
-
Mục lục Phần I Phần II 61. Thời Pháp tại Chiengmai 62. Chiến đấu một mất một còn để thành tựu mục tiêu cuối cùng 63. Đại niệm và Đại tu...
-
KINH TRƯỜNG BỘ Dìgha Nikàya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt 3. Kinh A-ma-trú (Ambattha sutta) -ooOoo- Như vầy tôi nghe. Tụng phẩm t...
-
[ Tương Ưng Bộ / Tập V - Thiên Ðại Phẩm / [46] Chương II. Tương Ưng Giác Chi / IV. Phẩm Triền Cái] : 33.III. Cấu Uế (1) (S.v,92) 1) ... 2)...
-
[Trích Kinh Tăng Chi Bộ / Chương Ba Pháp / 12. Phẩm Ðọa Xứ ] 114 Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ...
-
Tôn giả Sariputta (Xá lợi phất) và Tôn giả Mahacunda (Ðại Chu-na) tới thăm Tôn Giả Channa (Xiển-đà) bị ốm nặng. Vì những đau đớn về thể xác ...
-
Trong khi nghiên cứu Tương Ưng Bộ / Tập I - Thiên Có Kệ, tôi thấy có sự không rõ ràng trong kinh khi nói về Giai Cấp Sát Ðế Lỵ So sánh giữa ...
Kinh Phật
Phật sự
‹
›
Thần Thông
Thiên Giới
Chùa Nam Tông
Đọa Xứ
Video
Tùy thuộc vào hai điều kiện: Tiền nghiệp và Khuynh hướng tâm lý, mà các chúng sanh có không gian hiện hữu khác nhau trong một môi trường tương ứng với hai điều kiện đó.
Các cảnh giới tái sinh có thể kể vào các trường hợp sau:
- Người sống nhiều với thập ác thì phải sanh về bốn cảnh giới sa đọa. Ở đây gọi là cảnh giới mà không gọi là cõi, vì loài Bàng sanh, Ngạ quỷ, A tu la (3 trong bốn đọa sứ) không có cõi riêng. Chúng sống xen kẽ rải rác trong cõi địa ngục, cõi người và cõi tứ thiên vương.
Cõi tứ thiên vương rất là tạp, bao gồm cả:
- Chư thiên tứ thiên vương
- Dạ xoa
- Ngạ quỷ cao cấp (vừa tu vừa có tội)
- Người sống nhiều với thập thiện (thiền ở đây chỉ tới cận định) thì sanh về các cõi nhân, thiên dục giới. Càng ly dục thì càng lên cõi cao. Nên bát giới là điều kiện cần thiết để sanh về bốn cõi dục thiên cao nhất. [phút thứ 19:50]
Các cảnh giới tái sinh có thể kể vào các trường hợp sau:
- Người sống nhiều với thập ác thì phải sanh về bốn cảnh giới sa đọa. Ở đây gọi là cảnh giới mà không gọi là cõi, vì loài Bàng sanh, Ngạ quỷ, A tu la (3 trong bốn đọa sứ) không có cõi riêng. Chúng sống xen kẽ rải rác trong cõi địa ngục, cõi người và cõi tứ thiên vương.
Cõi tứ thiên vương rất là tạp, bao gồm cả:
- Chư thiên tứ thiên vương
- Dạ xoa
- Ngạ quỷ cao cấp (vừa tu vừa có tội)
- Người sống nhiều với thập thiện (thiền ở đây chỉ tới cận định) thì sanh về các cõi nhân, thiên dục giới. Càng ly dục thì càng lên cõi cao. Nên bát giới là điều kiện cần thiết để sanh về bốn cõi dục thiên cao nhất. [phút thứ 19:50]
Giác Nguyên - Pháp
THU THÚC LỤC CĂN
Việc thu thúc lục căn rất quan trọng. Toàn bộ đời sống của chúng ta từ phàm tới thánh (từ con dòi cho tới Phạm thiên) đều chỉ là chuỗi hoạt động của 6 căn. Không thể nào định nghĩa khác đi được. Vì vậy thu thúc lục căn nghĩa là mình sống trong sự kiểm soát.
Bao nhiêu vấn đề của đời tu, của đời sống, của dòng sinh tử luân hồi đều được khởi đi từ chuyện chúng ta đã làm gì với 6 căn của mình; lúc thì bất mãn, lúc thì đam mê thích thú theo đuổi. Chính vì lúc thì bất mãn cái này, lúc thì thích thú cái kia cho nên mới có ý niệm trốn khổ tìm vui.
Tùy vào cơ địa tâm lý của mỗi người mà ta trốn khổ tìm vui bằng cách nào, cạn hay sâu, cao hay thấp. Có kẻ trốn khổ tìm vui bằng cách vùi đầu trong vật chất, có kẻ vùi đầu trong cõi tâm linh tinh thần. Trong vật chất, tinh thần ấy, có kẻ nghiêng về thiện, có kẻ nghiêng về bất thiện. Sống cũng là 6 căn, sa đọa cũng là vấn đề của 6 căn, mai này giải thoát hay không cũng là vấn đề của 6 căn.
Có người nói là thờ Phật nhưng họ tu nhiều bằng mắt, có người tu nhiều bằng lỗ tai, có người tu nhiều bằng ý (tâm). Chúng ta làm bất thiện bằng 6 căn. Có người sống nhiều bằng con mắt, thích ngắm cái này cái kia bằng tâm tham. Có người thì thích nghe, họ bỏ tiền bạc một đời chỉ để sưu tập nhạc. Có người thích nước hoa. Có người thích chăn êm nệm ấm, quần là áo lụa. Nói chung mỗi người có một niềm đam mê, kẻ thích tình cảm người thích quyền lực, người thích sưu tập nọ kia. Như vậy, ngay trong phiền não cũng là quẩn quanh của 6 căn và ngay trong chuyện tu hành cũng là quẩn quanh của 6 căn.
Chuyện này tôi thấy cũng đúng nè, người ta nói đàn ông yêu bằng mắt, đàn bà yêu bằng lỗ tai. Đàn ông ngó người khác phái chuyện đầu tiên thì phải có duyên, phải đẹp trước, chuyện khác tính sau, nhiều khi nàng ngu như bò nhưng có dáng, có nét, có form là ok. Còn nhiều khi đàn bà sẵn sàng yêu người lớn tuổi hơn họ, dù xấu xí cỡ nào, miễn là người đó có tài. Tài ở đây có hai nghĩa, tài sản hoặc tài năng, tài hoa. Ngay trong cái tham ái của vấn đề phái tính, chúng ta thấy lý do của tình yêu cũng có nhiều ngõ đi nói chi là trong chuyện tu hành, trong chuyện thích ghét này nọ, nhưng chỉ quẩn quanh trong 6 căn mà thôi.
Thậm chí còn có câu này “sỉ nhục” đàn ông:
-Con đường đi đến trái tim đàn ông phải thông qua bao tử.
Bây giờ già rồi tôi thấy đúng. Nói cho quí vị thương, từ sáng đến giờ tôi chỉ có miếng canh khoai cũ của ngày hôm qua, sáng nay hâm lại húp. Đói dữ lắm. Nói ra đau lòng, có lúc đang ngồi dịch kinh thèm nghe tiếng thỏ thẻ bên lưng “Sư ơi dùng trưa”, thèm buổi sáng mình đang đứng huơ huơ cái tay thì nghe “Sư ơi dùng sáng”. Thèm có bao nhiêu đó. Ông Dostoïevski, tác giả cuốn Tội Ác và Hình Phạt, một thời là danh gia nổi tiếng của Nga, ông có bà vợ không ra gì hết. Vợ ông tệ không kém vợ của Socrates. Ông có một câu đau lòng lắm:
-Tôi sẵn sàng đổi hết những gì tôi có, tiếng tăm tiền bạc uy tín… chỉ thèm được cảm giác vào mỗi buổi chiều có người đàn bà đứng ở cửa chờ tôi về ăn cơm tối.
Lại cũng vấn đề 6 căn.
Chúng ta đừng tưởng mình là trí thức, là thầy tu, là linh mục, là ông này bà nọ mà chạy ra khỏi 6 căn. Không có đâu, cứ quẩn quanh nhiêu đó thôi. Nhưng do cơ địa tâm lý của mỗi người khác nhau mà mỗi người có kiểu chìm đắm trong 6 trần khác nhau chứ thật ra không biết mèo nào hơn mỉu nào. Việc thu thúc lục căn rất là quan trọng, vì nó là toàn bộ đời sống của ta.
*
MŨI TÊN
(Chương 36: Tương Ưng Thọ / Phần I - Phẩm có kệ / 6. Với mũi tên)Đức Phật dạy: Này các tỳ kheo, kẻ phàm phu cũng bị đau đớn về thân xác và vị thánh cũng có thể bị đau đớn về thân xác -- hữu thân hữu khổ, phàn nàn cùng ai. Nhưng này các tỳ kheo có sự khác biệt nào giữa phàm phu và thánh nhân, giữa một người không hiểu đạo và người liễu đạo khi cả hai đều trải qua những cơn đau, những thương tích giống nhau?
Ngài dạy rằng, đối với kẻ phàm phu khi cơ thể sinh lý có vấn đề thì lập tức cái tâm họ có vấn đề. Như vậy, kẻ phàm phu khi bị khổ thân thì sẽ bị khổ tâm giống như một người cùng lúc bị hai cái mũi tên. Ở đây Ngài chỉ nói một phương diện, nhưng tôi thấy phàm phu khổ tâm đã đành mà khi khổ tâm thì cũng có khổ thân nữa. Có những người do ghen tuông, lo nghĩ, sợ hãi, buồn phiền, họ bị ảnh hưởng rất nặng về thể xác. Khi sống mà ghen tuông lo nghĩ, buồn phiền nhiều rất dễ bị u xơ, dễ bị suy nhược thần kinh, dễ bị mất ngủ, suy nhược cơ thể. Có nhiều nguyên nhân bị đau da dày mà một trong những nguyên nhân đó là đời sống tinh thần có vấn đề. Phàm phu khi khổ tâm cũng có thể dẫn đến khổ thân và khi khổ thân chắc chắn dẫn đến khổ tâm.
Bậc thánh thì không có khổ tâm, ngay cả trường hợp trong kinh nói ngài Ānanda khóc khi Đức Phật Niết bàn, nhưng không phải ngài với mình giống nhau! Ngài quá thương kính Đức Phật, ngài là vị Tu-đà-hoàn nên vẫn còn khổ tâm, nhưng người để ngài nhỏ nước mắt không có nhiều như mình đâu. Ngài chỉ nhỏ nước mắt trong trường hợp chứng kiến cái chết của những người đã cùng với ngài vào ra sinh tử mấy trăm ngàn triệu tỷ kiếp luân hồi như bà Yasodhara, ngài Rāhula, bà Gotami, ngài Xá Lợi Phất thôi. Do sự biệt ly mà ngài khóc mà khóc một chút thôi, vì ngài là một vị thánh Tu-đà-hoàn không còn thân kiến nữa. Sự biệt ly đột ngột làm ngài bị sốc một chút vậy thôi.
Tôi nhớ có lần bà Visākhā là một đại thí chủ thời Phật, là vị thánh Tu-đà-hoàn, vào lạy Phật rồi khóc quá chừng. Đức Phật hỏi bà có chuyện gì mà đau lòng vậy. Bà nói bà khóc vì có một đứa cháu ngoan đẹp, thương mến vô cùng vừa chết.
Đức Phật hỏi bà: Visākhā nghĩ sao nếu cả thành phố này thành bà con của con hết, con có sung sướng hạnh phúc hay không?
Bà trả lời: Bạch Thế Tôn nếu vậy thì con rất vui mừng, đi đâu cũng gặp bà con quyến thuộc.
Đức Phật nói: Này Visākhā, nếu cả thành phố này đều là bà con thân thuộc của con hết thì ngày nào con cũng phải khóc hết, vì thành phố này ngày nào cũng có người chết.
Lòng của mình mà càng nặng nề, càng nhiều đối tượng để nắm níu chừng nào thì càng khổ thôi. Tôi mượn giọng Thánh kinh để nói kinh Phật: Phúc thay cho kẻ nào sống mà có quá ít những thương thích, phúc thay cho kẻ nào sống ở đời này mà có quá ít những cái ghét sợ.
Càng ít kỵ chừng nào càng an lạc chừng đó, càng ít đam mê chừng nào càng an lạc chừng đó, càng ít nhu cầu chừng nào càng an lạc chừng đó. Người ta nói rằng: Kẻ giàu nhất không phải là người muốn gì cũng được mà chính là người sống sao cũng được, môi trường nào cũng sống hạnh phúc.
Đó là những bài kệ bà con phải nhớ, mình vô minh quá, may mà có học đạo, biết Phật pháp mà còn sống không nổi theo những gì mình biết thì mai nay sanh ra làm trùn dế chó heo thì làm sao sống nổi. Rồi sanh ra may mắn làm người mà không biết Phật pháp thì thảm cỡ nào. Phải làm sao cho dù thân của mình có bị cái gì thì tâm cũng không bị ảnh hưởng. Với bậc thánh thì thân có bị thương tích bệnh hoạn thì cũng chỉ là một mũi tên chứ không tới hai mũi tên. Phàm phu mình thân có vấn đề thì tâm có vấn đề mà tâm có vấn đề thì thân có vấn đề.
Nhiều lần Đức Phật thăm bệnh những tỳ kheo, Ngài nhắc đi nhắc lại rằng:
-Hãy tâm niệm rằng dầu thân của ta có bệnh nhưng không để tâm của ta bị bệnh. Ta không sống trong ý niệm tôi, tôi là, của tôi.
Khi một người biết đây là khổ thọ, do duyên mà có, có rồi phải bị mất, người này chắc chắn sẽ an lạc bình tĩnh hơn người có quan niệm: tôi đang đau và có thể tôi sẽ chết, tôi sẽ bỏ lại bao nhiêu là tình thân, bao nhiêu là tài sản, bao nhiêu kỷ niệm trong cuộc đời này. Giữa hai người này chắc chắn người quán chiếu như thật sẽ ra đi trong niềm thanh thản an lạc. Còn người ra đi trong sự sợ hãi, tiếc nuối thì chắc chắn sẽ đau đớn. Bữa nay tôi muốn gởi quí vị một kinh nghiệm bằng vàng, hãy luôn luôn đọc câu thần chú này:
“Tôi sẽ chết trong sự chán chường chứ không chết trong sự tiếc nuối hay sợ hãi”.
Chán chường là sống bằng tâm niệm của một hành giả thường xuyên thấy rõ mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải bị mất; thấy rằng hạnh phúc chỉ là mặt trái của đau khổ; thấy rằng mọi hạnh phúc chỉ là đau khổ; mọi đau khổ là mũi tên; mà tất cả cảm xúc đều vô thường. Tập hoài lâu ngày thì mình sẽ ra đi trong sự chán chường. Có những người đau quá họ chỉ muốn chết thôi, hình như cái chết của những người như vậy dễ chịu hơn cái chết của những người sợ hãi và tiếc nuối. Tôi cũng là một người đi đứng ít nhiều, khi tôi lìa bỏ một nơi nào đó nếu mà tôi lìa bỏ trong sự chán chường thì tôi thấy nhẹ lòng lắm, còn lìa bỏ nơi nào mà bằng sự tiếc thương thì tôi khổ cả tháng như có lần tôi rời Lệ Giang. Tôi cứ nghĩ biết bao giờ có dịp trở lại Lệ Giang. Mà sao cứ nhớ thương lạ lắm. Tôi thương nhớ Thượng Hải, Hàng Châu, Lệ Giang. Nhưng có những nơi mà tôi đi khỏi là tôi mừng muốn chết, tôi canh đồng hồ ra phi trường, khi máy bay cất cánh tôi thở phì muốn lủng cửa sổ máy bay. Có những người chào tạm biệt tôi, tôi ước sao con tàu đừng đi, và tôi ước thời gian quay trở lại để người ta còn ngồi trong nhà tôi, ngồi uống nước với tôi, cười nói với tôi, đừng lìa xa tôi. Và có những người chào để đi mà tôi mừng muốn chết, vì tôi chán họ quá. Nếu mai này mình lìa bỏ thân này bằng cảm giác ra đi trong nỗi chán chường như vậy sẽ tốt hơn là chết trong nỗi nhớ niềm thương, chết trong sự tiếc nuối sợ hãi. Muốn vậy thường ngày phải luôn sống trong sự quán chiếu: mọi hạnh phúc chỉ là đau khổ; mọi đau khổ chỉ là mũi tên; tất cả cảm xúc đều là vô thường.
*
KHÔNG THỂ NGHĨ ĐƯỢC
(Kinh Anguttara Nikaya)Có bốn điều mà nghĩ tới mình chỉ có điên thôi. Chuyện rất đơn giản, là do sức của mình không tới. Yếu người không đi nắng, sức yếu không nên lội qua sông lớn. Bốn điều mà khả năng trí tuệ của chúng ta không thể nào đủ sức để cân đong đo lường được hết: (1) Cảnh giới trí tuệ của chư Phật. (2) Vấn đề nghiệp quả. (3) Cảnh giới thiền định. (4) Suy tư vớ vẩn về thế giới.
Tôi biết sẽ có người ngạc nhiên, bởi bốn cái này mình tu mình sẽ học, tại sao lại nói suy nghĩ sẽ điên?
1) Cảnh giới trí tuệ của chư Phật
Thứ nhất, chúng ta chỉ cần biết Thế Tôn là cái gì Ngài cũng biết. Lý do rất đơn giản là từ lúc Ngài sơ phát Bồ đề tâm, có đại nguyện trở thành Phật, từ đó trở đi Ngài phải trải qua một thời gian quá dài. Không có chuyện gì Ngài không từng gặp trong thời gian đó. Chỉ riêng cái khoản Ngài nhớ lại những chuyện Ngài đã gặp trong suốt thời gian tu ba-la-mật thì trên đời này không còn cái gì mà Ngài không biết. Nghĩa là với trí nhớ tiền kiếp của Ngài, Ngài chỉ cần nhớ những gì Ngài đã thấy, đã trải qua, đã kinh nghiệm, đã nếm trải trong suốt mấy chục a-tăng-kỳ thì trên đời này không có chuyện gì lạ lùng mà Ngài không biết.
Thứ hai, Ngài nắm được nguyên tắc chung, cho nên không có cái gì Ngài không biết. Trong kinh nói Ngài là bậc samantacakkhu (mắt thấy khắp muôn nơi: all-seeing); anāvaraṇañāṇa (vô ngại trí); sabbaññutañāṇa (trí toàn giác/ Omniscience: the capacity to know everything).
Mình chỉ biết tới đó thôi, chứ mình thắc mắc “Ngài biết như thế nào hở ta” thì chỉ phát điên thôi. Bởi vì Phật hiểu được ba điều kia nên trí Phật dĩ nhiên là bất khả tư nghì. Vì hiểu được những gì là bất khả tư nghì nên trí Phật đương nhiên là bất khả tư nghì.
2) Vấn đề nghiệp quả.
Hỷ là vui trong tâm; Lạc là sướng ngoài thân
Ưu là khổ trong tâm; Khổ là khó chịu ngoài thân
Cho nên việc ác dẫn đến khổ ưu, việc lành dẫn đến hỷ lạc.
Chỉ cần biết bao nhiêu đó thôi. Làm việc ác dầu bằng thân bằng ý thì sẽ tạo ra khổ ưu, tức khổ thân khổ tâm. Còn làm việc thiện thì dẫn đến hỷ lạc tức sướng thân, sướng tâm.
Hoặc biết thêm một ít nữa là làm lành với trí tuệ thì sanh ra là người có trí tuệ. Làm lành mà thiếu trí thì sanh ra làm người may mắn nhưng hơi khờ một chút. Làm lành với quy mô nào, với tính cách nào thì cái quả cũng tương ứng như vậy. Chứ còn mình đào xới sâu hơn, rộng hơn nữa thì mình hiểu không nổi.
Ví dụ có hai người cùng làm phước giống nhau, cùng cúng dường cho một đối tượng. Ông này cúng một trái chuối, ông kia cũng cúng một trái chuối. Ông này quỳ xuống lạy ba lạy, ông kia cũng quỳ xuống lạy đúng ba lạy. Cả hai giống nhau y chang nhưng cái quả lành đời sau chắc chắn là khác nhau. Vì sao? Vì trước khi hai người cúng dường trái chuối này, nền tảng tâm thức của hai người không giống nhau. Ngay lúc đó cả hai đều hoan hỷ giống nhau, đối tượng giống nhau, thời điểm giống nhau, vật cúng dường giống nhau nhưng nền tảng thiện ác của hai người không giống nhau nên khi trổ quả thì hai người này được hưởng hai quả không giống nhau. Mình chỉ biết tới đó chứ còn tại sao nó khác và khác như thế nào thì đến cả ngài Xá Lợi Phất cũng chỉ biết rất là hạn chế so với Thế Tôn.
Nghiệp báo là vấn đề bất khả tư nghì, mình chỉ biết đại khái thôi chứ còn đào xới là điên. Phật trí cũng vậy, mình cũng chỉ biết đại khái. Chính vì Thế Tôn tu quá lâu, cho nên chỉ khoản nhớ lại chuyện cũ, Túc mạng minh cũng đủ để cho Ngài biết hết tất cả mọi sự, có cái chi mà Ngài chưa từng trải qua. Nói chi là Ngài có Nhất thiết chủng trí, trí Toàn giác, Trí vô ngại.
(3) Cảnh giới thiền định.
Còn nói về cảnh giới của thiền định, mình chỉ cần biết đại khái thôi, kẻ nào chán dục, ly dục, không còn thích ghét trong năm trần sắc thinh khí vị xúc nữa thì kẻ đó mới có cơ may chứng thiền. Có chán dục mới đắc thiền, và thiền chính là Định học, là nền tảng để tu Tứ Niệm Xứ, là nền tảng cho Tuệ học để chấm dứt phiền não. Khả năng trấn áp phiền não của Thiền, của Định chỉ tương đối như đá đè cỏ, mình chỉ mượn cái lực của nó để tu Tứ Niệm Xứ rồi mới chứng đạo, cắt đứt phiền não kiểu đốn tận gốc, trốc tận rễ. Hiểu như vậy thôi. Chứ còn có những chuyện mà xé ra bà con chỉ có điên thôi.
Ví dụ một người đắc thiền với hai bàn tay trắng, vậy mà nếu muốn vị này có thể tạo ra hồ nước, lâu đài, núi non, sông hồ, kinh rạch, biển cả đại dương. Dựa vào đâu mà quí vị tin chuyện này có thiệt? Tâm lực rất vô biên! Nhưng vì chúng ta không có đắc thiền, chúng ta không học giáo lý, chúng ta không có ba-la-mật nên chuyện đắc thiền đã không được rồi, nói chi chuyện hình dung liên tưởng, chúng ta càng không có khả năng đó nữa. Chứ một người có ba-la-mật họ coi chuyện này rất là bình thường. Ờ, dĩ nhiên tâm phát triển tới mức tận cùng thì sẽ cho ra một cái lực tác động cực lớn. Trong vật chất cũng vậy, chúng ta thấy Uranium và Plutonium, hai chất làm bom nguyên tử, chỉ cần một ký lô thôi thì nó san phẳng cả một thành phố hàng triệu người trong đó. Quý vị tưởng tượng trong các thứ vật chất có thứ vật chất nào kinh dị như vậy không? Nếu chúng ta không biết tí ti gì về Plutonium, Uranium thì mình không có lường được các tàu ngầm, chiến hạm nguyên tử chạy ngoài khơi của Mỹ, của Nga có thể mấy năm trời không cần vào đất liền để tiếp nguyên liệu. Bởi những chiếc đó chạy bằng năng lượng hạt nhân. Nếu mình không biết những điều đó thì mình không thể nào hình dung ra được có một thứ năng lượng nào mạnh như vậy, lại nhỏ bé gọn gàng như vậy mà đủ để người ta tạo ra nguồn năng lượng vận hành chiếc tàu mấy chục tấn di chuyển ngoài khơi 1, 2 ,3 cho tới 10 năm trời mà không cần tiếp nhiên liệu.
Ở đây cũng vậy, cũng một miếng thủy tinh thôi mà khi người ta chế nó thành kính lúp, kính hội tụ. Chỉ cần đưa ra nắng gom nhiệt lượng của nắng mặt trời vào một điểm thì hoàn toàn có thể tạo ra lửa. Tâm mình cũng vậy, khi mình không tu hành gì hết tâm mình chỉ là miếng thủy tinh, miếng đít chai tầm thường thôi. Nhưng khi mình tu thiền thì miếng thủy tinh đó tạo thành thấu kính hội tụ.
Tâm ta suy yếu bất lực vì ta tiêu tốn năng lượng cho việc thích ghét năm dục. Khi không sống với năm dục nữa, ta toàn tâm tập trung vào đề mục thiền định thì toàn bộ nguồn năng lượng ấy được dồn hết cho các tầng thiền định và thần thông.
Điều đó cho thấy rằng cái tâm hưởng dục của mình nó bao la cỡ nào. Muốn biết nước VN mình thực lực tài chính giàu cỡ nào dễ lắm. Mình cứ đi đếm số tiền mấy trăm ngàn tỷ bị thục két, bị tham nhũng, bị rò rỉ. Cứ lấy số tiền đó ra, ngồi đếm số tiền đó mình có thể đếm được thực lực tài chính của nước VN mình. Ở đây cũng vậy, mình thấy một người đắc thiền đắc thông có thể tay không mà có thể tạo ra núi non rừng rậm, kinh rạch, sông ngòi, chim muông, người thú…, điều đó cho thấy rằng khi ta hưởng dục chúng ta đã tiêu tốn một nguồn năng lượng lớn cỡ nào. Mình chỉ biết tới đó thôi, chứ còn mình cứ đào sâu: “Sao ghê vậy ta? Tâm mình mạnh dữ vậy sao?”, nghĩ một hồi là điên luôn. Mình thích thì thiền không thích thì thôi. Thích thì kasina (những đề mục thiền) còn ghét thì casino (sòng bạc).
4) Suy tư vớ vẩn về thế giới.
Trong Chú giải ghi rõ những suy tư vớ vẩn đó là không biết tại sao mà cò trắng quạ đen, tại sao trên một miếng đất có mấy chục mét vuông mà có trái thì chua loét trái thì cay xè trái thì ngọt lịm, cũng mọc từ đó mà tại sao bông này màu tím bông kia màu hường màu trắng. Càng đào xới thì chỉ có điên thôi. Khoa học chỉ giải thích, trả lời cho chúng ta một đoạn đường thôi, còn đào nữa thì các nhà khoa học sẽ điên, sẽ cắn mình luôn. Họ chỉ cho biết tại sao mình bị loãng xương, chứ còn đào nữa tại sao thằng Tèo bị mà thằng Tý không bị, truy nữa, truy nữa thì bác sĩ chỉ điên. Ung thư cũng là bí mật sinh học. Trường hợp di truyền thì mình không tức, cái mình tức là cả dòng họ không ai bị ung thư mà tự nhiên lọt ra một người bị.
Có những chuyện trên đời này mà mình càng nghĩ là chỉ có điên thôi. Cho nên trong kinh gọi đó là ‘lokacintā’ tức là những suy tư vớ vẩn về thế giới này.
Trên đây là 4 điều bất khả tư nghì mà chúng ta chỉ biết đại khái thôi. Ví dụ như nói về thế giới mình chỉ cần biết là: Tất cả là do duyên nghiệp chúng sinh, tất cả là do tâm ý chúng sinh, tất cả là do điều kiện thiên nhiên tự có, bản chất pháp hành thì tự nó vận hành như vậy đó. Mình chỉ biết như vậy. Thôi thì phần mình ráng làm lành lánh dữ rồi quán chiếu sanh diệt để nếu còn có luân hồi nữa thì cũng luân hồi trong điều kiện tốt đẹp. Còn nếu đủ duyên chứng thánh thì thôi đi luôn không quay lui. Chỉ nhớ bao nhiêu đó thôi. Chứ còn ngồi suy tư riết là điên luôn. Chứ đừng có ban đêm nằm ngó lên trời thấy trời cao thăm thẳm, thấy tinh tú, thiên thể lấp lánh, mình không biết hết galaxy này còn tới cái gì nữa; không biết đâu là biên tế, bờ mé, tận cùng. Nghĩ như vậy là điên. Rồi nghĩ, không biết ai là người đầu tiên trên trái đất này, không biết cái loài nào có mặt trước v.v... Dĩ nhiên thuyết Darwin là thuyết tào lao, đừng có bận tâm. Có một thời bao nhiêu kẻ làm chính trị, bao nhiêu kẻ làm khoa học đã vin vào Charles Darwin nhưng bây giờ đã ngộ ra đó là thuyết tào lao, thuyết tiến hóa đó là không có thật. Chuyển đổi gene thì có, nhưng còn toàn bộ học thuyết đó phải xét lại. Học thuyết đó không phải là câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi vì đâu muôn loài có mặt trên hành tinh này.
Bài kinh này cho chúng ta hai bài học lớn:
- Cảnh báo cho chúng ta biết rằng có bốn vấn đề mà chúng ta chỉ cần biết căn bản đại khái thôi, đào bới thêm chỉ có điên.
- Bài học thứ hai nằm đằng sau bài học thứ nhất, đó là: Chúng ta chỉ có thời gian cho cái cần chứ không có thời gian cho cái chúng ta thích. Chúng ta muốn biết này biết nọ thì tự hỏi lòng mình cái đó có cần thiết lắm không.
*
MẠNG XÃ HỘI VÀ SỰ TU TẬP
(Trích Những bài giảng Kinh Tương Ưng - TK Giác Nguyên)🌼 Dòng sinh tử của mình cũng cần đến nguồn tiếp liệu, một sợi tóc, một đoạn ngắn móng tay của mình cũng phải từng giây đón nhận những nguồn tiếp liệu để tóc, móng tay của mình mỗi ngày dài ra. Những nỗi khổ niềm đau cũng cần có nguồn tiếp liệu. Ví dụ, email, sáng nay mình thức dậy mở email thấy vui, email cũng là nguồn tiếp liệu cho nguồn vui trước mắt. Sáng nay một cú phone làm cho mình khó chịu, cú phone đó chính là thực phẩm, nguồn tiếp liệu dưỡng tố cho sự khó chịu đó. Như vậy thì một câu nói, một ánh mắt, một nụ cười, một trang sách, một website, một email, một tin nhắn trên facebook, viber đều là nguồn tiếp liệu cho nỗi khổ niềm đau. (Bài kinh CÁC LOẠI ĐỒ ĂN)
🌼Muốn dành thời gian tu tứ vô lượng tâm thì phải mất ít nhất một năm, cắt đứt mọi mối quan hệ, trong lòng không còn một ý niệm nào về những mối quan hệ cũ. Trong sự nguội lạnh đó mới tu tập được tứ vô lượng tâm hay tứ niệm xứ. Trong đời sống này ít nhất phải có 3 năm tứ niệm xứ, 3 năm tứ vô lượng tâm thì chết không cần cầu siêu. Quý vị phải có gan cắt đứt quan hệ, đừng có hòng cho rằng mình có bản lãnh...v.v. Trong 1000 emails thì có một ít trong đó thật sự cần thiết, nhưng không có mối quan hệ nào cần thiết ngoại trừ hai mối quan hệ sau: (1) Cha mẹ cần sự hỗ trợ của mình (2) Người nào giúp cho thiện pháp của mình được tăng trưởng được phát triển. (Bài kinh ĐỆ TỬ NỘI TRÚ)
🌼Năm nay tôi già rồi, gần 50, mới ngộ ra một điều, tại sao tôi thường xuyên sống bực mình suốt “mùa thu cách mạng”, tôi ngộ ra, ngày nào trên tay mình còn có cục a lô, ngày nào còn check email là còn bực mình, ngày nào còn gặp ông Tám bà Tư là ngày đó còn khổ. Tôi phát hiện một điều đó là bà con muốn tu thiền chỉ, thiền quán, đặc biệt là tu tâm từ, thì chuyện đầu tiên là cắt đứt mọi quan hệ với thiên hạ kể cả người thân thiết nhất (cha, mẹ, vợ chồng, con cái, thầy tổ…) chỉ nên gặp người nào mà họ giúp cho mình công phu tu tập trước mắt, còn sự có mặt nào không giúp được gì thì làm ơn né. Còn cầm cục alô, còn trả lời email, còn có facebook, paltalk, skype thì tôi xin hứa một ngàn hai trăm phần trăm đừng hòng nói chuyện tu tâm. Chánh ngữ vô cùng quan trọng, hễ thấy đề tài tào lao là làm ơn cắt ngay. (Bài kinh MƯỜI CHI)
🌼Tứ niệm xứ là cho mình sự buông bỏ thật sự những cái gì gọi là gánh nặng của đời sống. Trước khi thành thánh đắc cái này đắc cái kia, việc đầu tiên tu tứ niệm xứ. Đời sống tỉnh thức cho phép mình một sự tự tại, sự an lạc mà mình nhận ra được nhiều chuyện lạ, thì ra áo quần giày dép không cần hơn một tủ, xe không cần mỗi năm đổi một chiếc, thì ra mình không cần phải alô, email, facebook, chit chat nhiều như vậy, đời sống mình không cần phải lệ thuộc nhiều người xung quanh như vậy. Nhờ những cái “thì ra” này một ngày nào đó mình đi không nổi, bị stroke (đột quỵ) nằm liệt giường lúc đó mới thấy không đáng sợ như những người khác. Có những người khi bị stroke thì đời họ kết thúc, họ chỉ muốn chết thôi, vì đời họ không từng sống qua tâm trạng của một hành giả nên khi bị mất mát họ chịu không nổi, tới lúc hấp hối họ mới biết sợ hãi và tiếc nuối. (Bài kinh KASSAPA)
🌼Có chút kinh nghiệm này chia sẻ với quí vị: Còn đam mê trong liên lạc thiên hạ thì còn gánh lửa từ cuộc đời. Trong 100 cú phone, 100 emails trong đó chỉ có 10 cái thật sự cần thiết, hữu ích nâng cao đời sống tinh thần của mình, 90 % những cái còn lại dù là hỏi thăm đi nữa vẫn phiền phức, cần phải có cái gan, liếc thấy tào lao là xóa cái rẹt, đừng có tò mò. Thắng được mình trong những trận địa nho nhỏ này cũng gọi là gan - can đảm, anh hùng ghê gớm. (Bài kinh THẾ GIỚI)
🌼Có vị thiên nữ tên Jàlinii, trước kiếp chót của ngài Anuruddha, bà là vợ ngài, nên khi gặp lại bà rất là thương, thương mãnh liệt. Mỗi ngày bà quét dọn phòng của ngài, cúng dường thức ăn cho ngài. Bà cúng dường y áo cho ngài bằng cách dùng thần thông tạo ra những tấm vải. Vị thiên nữ này cứ lảng vảng giúp đỡ ngài. Một ngày kia ngài thấy đã đến lúc phải nhắc nhở. Ngài nghĩ ngài sẽ giúp vị thiên nữ này đừng nuôi tâm nguyện như vậy nữa và ngài chờ dịp. Bữa đó vị thiên nữ gặp ngài và nói: Thưa ngài, ngài cần cái gì, ngài muốn bất cứ cái gì thì con cũng sẽ tạo ra cho ngài. Ngài trả lời: Hãy biến mình bằng nhiều màu sắc khác nhau. Thế là vị thiên nữ mừng lắm, thế là rùng mình một cái, xuất hiện trong bộ trang phục màu vàng, rồi trộn lại màu xanh pha màu tím, hồng phấn, mỡ gà …vv. Rồi bà nhìn ngài thì thấy ngài nhắm nghiền đôi mắt và không màng gì hết. Thấy vậy, thiên nữ nhàm chán và bỏ đi.
Người ta đến với mình mà mình không mở cửa thì khách nào cũng bỏ đi. Một trong những cách tự vệ tốt nhất của Sa-môn đó là đóng cửa. Đóng cửa ở đây không có nghĩa là xô đẩy, từ chối, xua đuổi người ta mà là thái độ của mình làm người ta chán. Ví dụ trên facebook, email, phone mà liên lạc với mình hoài mà không thấy mình trả lời người ta cũng buông. Có qua có lại mới dằng dai. (Bài kinh ANURUDDHA)
*
TẠNG A TỲ ĐÀM
(Giảng tại Dallas 21,22-10-2016)I) Tạng Luật: Những quy định của Đức Phật về những gì tăng ni nên làm và không nên làm.
II) Tạng Kinh: Nội dung Tứ Diệu Đế được thuyết giảng qua nhiều cách khác nhau, cho những đối tượng khác nhau, với cách trình bày gần gũi nhất, dễ hiểu nhất cho tất cả những đối tượng hữu duyên mà Đức Phật gặp trên đường du hóa.
Tứ Diệu Đế: Bốn sự thật trên đời này
1. Khổ Đế - Tất cả mọi hiện hữu trên đời đều là khổ.
2. Nếu mọi thứ ở đời là khổ thì chúng ta thích cái gì cũng là thích trong cái khổ (Tập đế).
3. Nếu muốn hết khổ thì phải chán những gì đã đam mê (Đạo đế). Đạo đế ở đây là một cách gọi khác của Tứ Niệm Xứ.
4. Khi sự chán đúng mức thì sẽ dẫn đến sự chứng ngộ - giải thoát - niết bàn (đây chính là diệt đế).
III) Tạng A Tỳ Đàm: Là nội dung Tứ Diệu Đế được trìng bày theo cách chuyên môn nhất, rốt ráo nhất, bằng những khái niệm và từ ngữ khá xa lạ để hướng người nghe lên một tầm nhận thức mới. Như một người chắc chắn sẽ có hai cảm nhận khác nhau khi nghe từ NƯỚC và H2O.
Như ở Tạng Kinh Phật dạy một người thiện nam hay tín nữ nỗ lực làm lành lánh dữ để không bị đọa và được sinh về nhân - thiên, nếu đủ duyên thì được giải thoát sinh tử.
Nhưng ở Tạng A Tỳ Đàm thì Phật lại dạy khác: khi 6 căn biết 6 trần bằng tâm lành thì sẽ tạo ra 6 căn biết 6 trần như ý. Nếu đủ duyên thì trong tương lai sẽ không còn 6 căn tái hiện nữa.
Toàn bộ sự hiện hữu của những gì mà ta vẫn gọi là chúng sanh, vũ trụ, gồm cả phàm, thánh, siêu, đọa, đều nằm gọn trong sự có mặt và sự hoạt động của 6 căn, 6 trần. Từ vô thỉ luân hồi tất cả phàm phu đều sinh tử theo công thức đơn giản này:
- 6 căn biết 6 trần bằng tâm lành thì đời sau kiếp khác sinh ra với 6 căn biết 6 trần như ý.
- Trường hợp thứ hai là có kẻ dùng 6 căn biết 6 trần bằng tâm bất thiện thì đời sau kiếp khác sinh ra sẽ có mặt với 6 căn biết 6 trần bất toại.
Hai trường hợp trên đây được gọi theo ngôn ngữ thông thường lá SIÊU và ĐỌA.
Từ vô lượng kiếp chúng ta hết siêu lại đọa, hết đọa lại siêu. Phật ra đời dạy cho ta thấy rằng sự quẩn quanh trong vòng tròn siêu đọa ấy chỉ là sự lặp lại buồn tẻ và vô vị, nên Ngài đã dạy cho ta thấy ra những sự thật mà bao đời nay ta chưa từng có lúc nhận ra. Đó là Tứ Diệu Đế, đó là mối tương quan giữa 6 căn với 6 trần, với thiện ác.
Tạng Kinh là lời Phật được trình bày theo cách gần gũi nhất với lối nghĩ của đa phần chúng sinh. Tạng A Tỳ Đàm vẫn là về những sự thật ấy nhưng vói một cách nói trừu tượng hơn, rốt ráo hơn, cách nói vốn thích hợp với những người không chịu suy nghĩ theo lối thường thức.
Đức Phật thuyết Pháp cho chúng sinh tùy theo căn cơ của mỗi người:
- Với một vị vua mới mất người vợ yêu quý, Đức Phật thuyết: Thương yêu sanh sầu muộn, thương yêu sanh lo sợ. Với người không còn thương yêu nữa thì sẽ không có sầu muộn, không có lo sợ. Người đó nghe xong lập tức đắc đạo.
- Một vị vua khác mất đứa con trai duy nhất, Đức Phật thuyết: Từ đâu ta có khổ? Vì ta có mặt trên đời này mà ta khổ. Vì đâu ta có mặt trên đời? Vì ta có sự tái sanh. Vì đâu có sự tái sanh? Vì có nghiệp tái sanh. Vì đâu có nghiệp tái sanh? Vì có tham ái. Vì đâu có tham ái? Vì ta có 6 căn. Vì đâu ta có 6 căn? Vì kiếp xưa ta đã từng đam mê trong 6 trần. Vì kiếp xưa có 6 căn và đam mê trong 6 trần nên đời này ta mới có 6 căn tiếp tục, từ đó có thương phải xa, ghét phải gần, muốn không được...
- Một người khác đang rất đau khổ, Đức Phật thuyết: Mọi hiện hữu chỉ là sự có mặt của Danh Sắc. Buồn vui cũng là sự hiện hữu của danh sắc. Đủ duyên thì danh sắc có mặt. Đủ duyên thì buồn vui có mặt. Đủ duyên thì danh sắc biến mất. Đủ duyên thì buồn vui biến mất.
Hồi đó đến giờ mình khổ vì mình nghĩ mình là cái gì đó. Khi mình nghĩ mình LÀ cái gì đó thì nảy ra mình CÓ cái gì đó. Khi nghĩ mình LÀ cái gì đó, thì ta đã trở thành tấm bia cho những chuyện đời buồn vui nó bắn vào. Khi nào thấy được mình chỉ là những chấm nhỏ mà không phải một tấm bia, thì ta sẽ không còn hứng chịu chuyện đời buồn vui nữa.
Người phàm phu không thấy đời là vô thường vì nghĩ đời là một đường thẳng, trong khi nó chỉ là một tập hợp những dấu chấm thiện-ác-vui-buồn-trẻ-già-đẹp-xấu-khoẻ-đau... Không thấy mọi sự là khổ vì bị ám ảnh bởi những tư thế sinh hoạt tiếp nối nhau tạo ra ảo tưởng dễ chịu, hạnh phúc tiếp nối nhau (sự dễ chịu thay thế sự khó chịu và ngược lại)...
Giác Nguyên - Pháp - Tăng
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Comments